Ẩm thực hôm nay

Món ăn hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu

Bệnh thuỷ đậu (còn gọi bệnh trái rạ) do virut gây ra, bệnh dễ lây trực tiếp qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc. Bệnh lành tính nhưng đôi khi để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng.
Bệnh thuỷ đậu (còn gọi bệnh trái rạ) do virut gây ra, bệnh dễ lây trực tiếp qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc. Bệnh lành tính nhưng đôi khi để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Trong dân gian cũng có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh này. Sau đây xin giới thiệu các món ăn có tác dụng chữa bệnh thuỷ đậu của trẻ để bạn đọc chọn áp dụng khi cần.

Cháo bách hợp: Bách hợp 10g, hạnh nhân 8g, đậu đỏ 60g, gạo lức 100g. Bốn vị trên rửa sạch đổ vào nồi cho nước vừa đủ, đun to lửa, sau giảm dần, nấu thành cháo loãng, rồi cho thêm đường trắng vừa ăn là được. Dùng cho thuỷ đậu thời kỳ hồi phục.

Cháo ý dĩ: Ý dĩ nhân 50g, gạo lức 100g. Hai vị rửa sạch, đổ vào nồi 1 lít nước, nấu thành cháo loãng. Ngày ăn 2 lần với bữa ăn.

Cháo rễ lau: Rễ lau 20g sinh địa 10g, thạch cao 110g, gạo 100g. Nấu 3 vị Thu*c trước, bỏ bã lấy nước Thu*c, cho gạo vào nấu cháo nhừ. Ăn trong ngày.

Cháo phục linh: Phục linh 15g, hoa mai vàng 15g, gạo tẻ 50g. Nấu 2 vị Thu*c lấy nước để nấu cháo. Ăn nóng trong ngày.

Cháo lá sen: Lá sen tươi 100g, gạo 100g. Nấu lá sen lấy nước nấu cháo, thêm một ít đường. Ăn trong ngày.

Cháo lá tre: Lá tre tươi 30g, gạo 100g, nước vừa đủ. Nấu lá tre khoảng 20 phút, lấy nước nấu cháo. Ăn trong ngày.

Cháo lá dâu: Lá dâu non 20g, đậu xanh 20g, đậu đen 20g, gạo tẻ 50g, đường phèn 20g. Các loại đậu và gạo xay bột mịn cho vào nồi, thêm 300ml nước quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ. Khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào, đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn liền 3 ngày trong thời kỳ thủy đậu bay.

Cháo đậu đỏ: Đậu đỏ 20g, đậu xanh 20g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, mắm muối vừa đủ. Đậu và gạo xay thành bột mịn. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp10 phút rồi cho đậu, gạo vào nồi, thêm 400ml nước, quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt nạc vào đảo đều, cháo sôi lại, thịt chín là được. Chia ăn 2 lần trong ngày. Cần ăn liền trong 3 ngày.

Cháo cá diếc: Cá diếc 150g, măng trúc non 100g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ. Làm sạch cá, bỏ nội tạng, đem hấp cách thuỷ, gỡ lấy thịt cá, ướp mắm muối. Măng trúc nhặt kỹ rửa sạch, cùng xương cá giã nhỏ, lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước xương cá, quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho thịt cá vào, đảo đều, cháo sôi lại là được. Chia ăn 2 lần trong ngày. Ăn liền 2 ngày.

Trứng gà hấp: Trứng gà 1 quả, cà rốt 20g, rau mùi 5g, muối vừa đủ. Xay nhỏ cà rốt, rau mùi thái nhỏ cho vào bát, nêm muối cho vừa, đánh đều, đem hấp cách thuỷ, cho trứng chín. Ăn ngày 1 lần. Ăn liền 3 ngày.

Canh cà rốt: Cà rốt 50g, rau mùi 5g, thịt lợn nạc 50g, mắm muối vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo bỏ vỏ, nạo thành sợi. Rau mùi nhặt kỹ rửa sạch. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp mắm muối trong 10 phút, cho vào thêm 150ml nước, đun sôi kỹ rồi cho cà rốt vào đảo đều, cho rau mùi vào là được. Ngày ăn 2 lần với cơm hoặc ăn vã cũng được. Trẻ nhỏ không ăn được thì cho uống nước canh. Ăn liền 2-3 ngày khi mới mắc bệnh.

Canh đậu xanh: Đậu xanh 50g, xương sườn lợn 100g, kinh giới 5g, mắm muối vừa đủ. Xương sườn lợn rửa sạch chặt miếng, ướp mắm muối 30 phút, cho vào nồi, thêm 400ml nước đun cho sườn chín nhừ. Đậu xanh xiết vỡ đôi, không bỏ vỏ, cho vào sườn ninh tiếp. Kinh giới rửa sạch thái nhỏ. Khi canh chín cho kinh giới vào đảo đều, canh sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần. Ăn liền 2 ngày lúc thuỷ đậu bắt đầu mọc.

Nước đậu xanh, rong biển: đậu xanh 50g, rong biển 100g. Đậu xanh rửa sạch, rong biển rửa sạch xé nhỏ, cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín, cho đường đỏ vào là được. Ngày chia uống 2 lần vào sáng và tối.

Nước mã thầy, rau mùi: Rau mùi tươi 150g, cà rốt 200g, hạt dẻ 150g, mã thầy tươi 150g. Các thứ rửa sạch giã nát cho vào nồi nước vừa đủ đun sôi cạn, lấy nước 800ml. Chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 4-5 ngày.

Nước hoa kim ngân: Hoa kim ngân 15g, cam thảo đất 10g. Hai vị rửa sạch cho vào nồi với 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Uống 2 ngày liền khi mới mắc bệnh.

Nước gốc rạ: Gốc rạ 20g, cam thảo đất 5g. Lấy gốc rạ sát đất, rửa sạch cùng cam thảo đất cho vào nồi với 300ml nước đun lấy 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày, uống 2 ngày liền.

Nước rau sam: Rau sam 20g, rau dấp cá 15g, rửa sạch, giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội hoà vào lọc lấy 150ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Uống 2-3 ngày liền khi thấy đậu đã mọc.

Nước xác ve sầu: Xác ve sầu 5 con, rễ cỏ tranh 5g. Xác ve sầu bỏ hết đầu, cho vào ấm pha trà. Rễ cỏ tranh rửa sạch giã nhỏ, cùng cho vào với 150ml nước sôi hãm, chia uống 3 lần trong ngày. Uống liền 3 ngày khi mới bị thuỷ đậu. Lương y Nguyễn Minh
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mon-an-ho-tro-dieu-tri-benh-thuy-dau-21105.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY