Thận , Tiết niệu hôm nay

Mùa nắng nóng coi chừng sỏi thận

PGS.TS Trần Ngọc Sinh, Trưởng khoa Tiết niệu BV Chợ Rẫy (TPHCM), cho biết sỏi thận là một hiện tượng phổ biến, xảy ra quanh năm.

Tuy nhiên, vào mùa nắng nóng, cơ thể dễ mất nước do mồ hôi bài tiết nhiều, nước tiểu lại đậm đặc nên dễ tạo sỏi mới và gia tăng kích thước sỏi cũ.

“Có hai nguyên nhân hình thành sỏi thận: Do những bất thường của đường tiết niệu khiến nước tiểu bị ứ đọng hoặc do cơ thể tạo ra sỏi” - ông Sinh nói. Bệnh nhân sẽ đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng lưng phía thận có sỏi. Nếu cả hai thận có sỏi thì đau hai bên, có nguy cơ gây tắc đường niệu, dẫn đến hiện tượng vô niệu. “Nếu sỏi ở dưới bàng quang hay niệu đạo thì tiểu gắt, đau, nước tiểu tắt giữa dòng. Sỏi có thể làm nghẹt ống niệu đạo, gây bí tiểu” - ông Sinh lưu ý.

Cũng theo ông Sinh, Thu*c tan sỏi chỉ tác dụng giúp sỏi nhỏ thoát ra ngoài thông qua đường tiểu, không thể làm tan sỏi lớn. Nếu dùng Thu*c lợi tiểu, kết hợp chạy nhảy thì sỏi dưới 5 mm dễ dàng theo nước tiểu ra ngoài. Sỏi 5-10 mm khó tống ra ngoài, nếu có ra sẽ gây đau đớn.

Bình quân một người mỗi ngày uống 1,5 - 2 lít nước, nếu không đủ nước tiểu sẽ cô đặc, khoáng chất có trong nước tiểu dễ kết tụ thành sỏi. Mùa nắng nóng phải uống nước nhiều hơn bình thường và uống đều trong ngày.

“Không nên sử dụng nước có nhiều khoáng chất vì dễ kết tụ thành sỏi, mà nên uống nước tinh khiết. Có thể uống nước được nấu chung mía lau, mã đề, rễ tranh, râu bắp… Trẻ con cũng bị sỏi thận như người lớn, lại mất nước do chạy nhảy nên cần uống nước nhiều hơn người lớn” - ông Sinh khuyên.

Sỏi hình thành trong thận sau năm năm nếu không mổ sẽ gây hại thận, dẫn đến suy thận. Sau khi mổ, sỏi thận vẫn có khả năng tái phát nên cần phòng ngừa bằng cách uống nhiều nước. Trong trường hợp mổ xong vẫn còn sót sỏi trong thận thì bệnh nhân không nên lo lắng.

“Nếu cố lấy hết sỏi nhỏ nằm ở vị trí phức tạp sẽ có nguy cơ làm hư quả thận. Trong trường hợp này, sau khi mổ bệnh nhân sẽ được điều trị bổ sung bằng cách tán sỏi ngoài cơ thể” - ông Sinh cho biết thêm.

Theo Trần Ngọc - Pháp luật TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/mua-nang-nong-coi-chung-soi-than-n260094.html)

Tin cùng nội dung

  • Những cơn đau quặn thận và nước tiểu đỏ khiến bạn lo lắng mình sắp bị suy thận.
  • Năm nay cháu 24 tuổi, là nam giới. Khoảng mấy tháng mùa đông trở lại đây, cháu đi tiểu nhiều lần, không biết đó có phải là bệnh.
  • Thống kê bệnh nhân bị sỏi túi mật ở Việt Nam cho thấy, nông dân có tỷ lệ mắc sỏi túi mật cao hơn rất nhiều so với các nhóm đối tượng khác, so với các quốc gia khác.
  • Ai cũng biết uống nước nhiều thì tốt cho cơ thể. Nhưng công nhân chúng tôi đi tiểu nhiều bị cho là kiếm cớ trốn việc, sẽ lắm chuyện rắc rối.
  • Suốt 28 năm qua, anh Hoàng Thọ Mạnh, ở thôn Minh Đán 1, xã Hưng Vũ (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã dùng bài Thuốc trị sỏi thận gia truyền chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY