Chủ yếu là các bệnh: rôm sảy, mụn nhọt,chốc lở, nấm da, viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm nang lông... Tác nhân chính gây bệnhthường do: ánh nắng, không khí nóng ẩm, bụi bặm và vệ sinh cá nhân kém.
Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp nhất ở trẻ em trong những ngày hè nóng nực, do thời tiếtnắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là nhữngtrẻ có nhiều mồ hôi do tuyến mồ hôi bị bít kín, không thoát ra ngoài được.
Biểu hiện của rôm sảy là trên da nổi nhiều đốm đỏ li ti gây ngứa mạnh ở các vùng ra nhiều mồ hôinhư lưng, ngực, trán, cổ... Nếu chỉ bị nhẹ thì đến khi thời tiết mát mẻ thì các nốt rôm sẽ tự lặn,không gây tác hại gì. Tuy nhiên nếu rôm mọc nhiều làm cho trẻ luôn bứt rứt, ngứa ngáy, rất khóchịu, không ăn, không ngủ được. Nếu không vệ sinh da sạch sẽ, trẻ gãi nhiều có thể gây bội nhiễm lỗchân lông hay viêm da tại vết gãi, xước, có thể phát triển thành mụn mủ.
Biện pháp phòng trị rôm sảy tốt nhất là chú ý tạo môi trường thoáng mát cho trẻ, nơi ở sạch sẽ,thoáng khí, mặc quần áo mỏng, rộng làm bằng vải cotton, thường xuyên thay quần áo; tắm rửa cho trẻsạch sẽ ít nhất mỗi ngày một lần. Khi trẻ có mồ hôi, cần dùng khăn bông mềm sạch lau khô ngay.Không để trẻ ra nắng lâu. Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nước đầy đủ.
Chốc lở là một bệnh nhiễm khuẩn da, rất dễ lây lan. Có nhiều loại vi khuẩn ký sinh trên da,trong đó 2 loại vi khuẩn là tụ cầu và liên cầu hay gặp gây bệnh. Chúng xâm nhập cơ thể qua một vếtthương, vết cắn của côn trùng gây nhiễm khuẩn da.
Biểu hiện: có vết loét đỏ trên da, nhanh chóngvỡ, sau đó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu. Vết chốc thường không đau, có dịch tiết lỏng chứađầy mụn nước, rất ngứa. Nếu không được chăm sóc và điều trị tốt, các vết chốc sẽ hóa mủ, tiến triểndần thành vết loét sâu, có thể gây biến chứng nguy hiểm
Chốc lở là bệnh thường phát triển vào mùa hè nắng nóng. Do đó để phòng tránh bệnh, cần vệ sinhcá nhân sạch sẽ bằng việc tắm rửa hàng ngày với nước sạch. Những người tiếp xúc trực tiếp với ngườibệnh qua sử dụng chung đồ dùng, giường, chiếu, chăn màn, quần áo rất dễ bị nhiễm bệnh.
Do vậy, nếutrong gia đình có người mắc bệnh chốc lở, cần cách ly ở phòng riêng, dùng riêng các đồ dùng sinhhoạt như chăn màn, khăn tắm, chậu rửa mặt… để tránh lây bệnh cho người khác.
Cần điều trị tích cựcnhững vết thương, vết trầy xước, vết côn trùng cắn trên da bằng cách rửa sạch vết thương, dùngThu*c sát khuẩn, mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Để phòng tránh bệnh chốc lở cho trẻ, chamẹ cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn hoặc bế ẵm trẻ. Trẻ cần được cắtmóng tay để không cào gãi gây trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
Ghẻ là bệnh ngoài da do ký sinh trùng (con ghẻ) Sarcoptes Scabiei homonis gây ra. Bệnh hay gặpvào mùa hè, ở những nơi có điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém và rất dễ lây lan qua tiếp xúc trựctiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm...
Khi bị ghẻ, người bệnh có các triệu chứng: ngứa nhiều về đêm, ngứa tăng khi trời nóng, ra mồ hôinhiều. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng,cạp quần, bẹn đùi, Sinh d*c, nách, núm vú. Ở trẻ nhỏ, ghẻ có thể bị toàn thân. Lâu ngày bệnh có thểgây các biến chứng nhiễm khuẩn như viêm da mủ, viêm nang lông, chốc nhọt.
Khi có biểu hiện bị bệnh ghẻ, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng. Phòngbệnh bằng cách giữ vệ sinh cá nhân: tắm rửa hằng ngày, thay quần áo và luộc kỹ bằng nước sôi. Tậpthể có nhiều người bị ghẻ thì phải điều trị đồng thời để tất cả người bệnh để tránh lây lanbệnh.
Bình thường trên da của chúng ta có nhiều lông, mọc lên từ các nang lông nằm sâu dưới da, cácnang lông có nhiệm vụ sinh ra lông, tuyến mồ hôi trong nang lông tiết mồ hôi và chất bã giúp bàitiết và điều hòa thân nhiệt. Khi nắng nóng, chất bã được bài tiết quá nhiều kết hợp với nhiễm khuẩnsẽ gây viêm nang lông.
Viêm nang lông có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Các yếu tố thuận lợi gây bệnhviêm nang lông thường là: khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn, cạo râu, nhổlông, tẩy lông không đúng cách,… Biểu hiện là các sẩn, mụn mủ, các vết chợt và vẩy tiết ở cổ nanglông và có thể lan sâu hơn toàn bộ nang lông, gây biến chứng thành nhọt, cụm nhọt hoặc viêm mô dướida. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị đúng.
Cách phòng tránh viêm nang lông là cần vệ sinh da hàng ngày. Nên sử dụng các loại xà bông phùhợp giúp giảm chất nhờn, giúp các lỗ chân lông luôn thông thoáng; Mặc quần áo thoải mái, rộng rãibằng chất vải mềm, hút ẩm và thoáng khí; không nên cạo nhổ lông chân tay,…
Lời khuyên của thầy Thu*cMùa hè thời tiết nóng bức là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển để gây bệnh,đặc biệt là một số bệnh ở da. Do đó người dân cần chú ý phòng bệnh, đặc biệt là trẻ em, đối tượngdễ mắc bệnh nhất. Các biện pháp phòng bệnh rất đơn giản: Giữ môi trường sống trong sạch, ít bụi; Không nên rangoài trời nắng gắt khi không cần thiết; Sử dụng phương tiện bảo hộ để bảo vệ da như mũ, kính, quầnáo dài tay; Vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày như tắm, gội; Mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi, tốt nhất làchất liệu cotton; Không sử dụng chung đồ cá nhân như quần áo; khăn mặt, khăn tắm nằm chung giườngvới người đang mắc bệnh về da; Ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, uốngđủ nước; Nếu có biểu hiện mắc các bệnh về da cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có biện phápđiều trị thích hợp và được hướng dẫn phòng ngừa lây lan cho những người xung quanh. |