Khoa học hôm nay

Mùa tiếp sức đặc biệt: Rưng rưng người khó giúp người khó hơn

MangYTe - Gọi đây là 'Mùa tiếp sức đặc biệt' vì không chỉ tân sinh viên, cả thầy trò, nhất là ở vùng lũ cũng kiệt quệ, còn các nhà hảo tâm cũng đang vật lộn với khó khăn vì đại dịch COVID-19. Nhưng dù có khó, tấm lòng vẫn mở rộng...

Mùa tiếp sức đặc biệt: Rưng rưng người khó giúp người khó hơn - Ảnh 1.

Hai mẹ con Ly ngâm bắp để chuẩn bị cho thúng xôi bắp bán rong vào mỗi sáng - Ảnh: QUỐC NAM

Thỏa ước nguyện người lính Trường Sa

Trở về sau 2 năm làm nhiệm vụ ở Trường Sa, ông Trương Văn Diệp - trú phường Đông Lễ, TP Đông Hà (Quảng Trị) - chỉ có một ước nguyện là nuôi con ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng trước khi con gái nhận giấy báo trúng tuyển đại học mấy tháng, ông đã lặng lẽ qua đời.

Cha mất, mẹ kiệt quệ sau gần 20 năm nuôi chồng bạo bệnh cùng 3 đứa con. trương thị khánh ly đành xếp tờ giấy báo nhập học của trường đh ngoại ngữ đà nẵng vào tủ và ra bàn thờ tạ lỗi vì không thể hoàn thành ước nguyện của cha.

Rồi một ngày, một người họ hàng nhắn tin báo với mẹ con ly về học bổng tiếp sức đến trường của báo tuổi trẻ. ly lật đật ra quán internet mở mạng ra tìm và gửi thư đến báo tuổi trẻ xin được cấp học bổng này.

Suất học bổng bất ngờ

Ly nói mình đã suy nghĩ rất nhiều khi nhận giấy báo nhập học. Em không thể không suy nghĩ khi quãng đường đại học 4 năm là quá dài trong khi mẹ em - bà Nguyễn Thị Huệ - nhiều năm qua vẫn phải vật lộn kiếm cái ăn qua ngày chỉ bằng thúng xôi bắp bán rong.

Ly suy nghĩ một, bà Huệ suy nghĩ mười. Thương con, bà mang sổ hộ nghèo đi ra ngân hàng xin vay tiền. Bà định bụng vay một ít cho con có tiền giắt lưng đi nhập học cho kịp lịch của trường đã rồi tính tiếp. Nhưng khi ra ngân hàng thì mới biết bà không thể vay được tiền.

Ông Trương Văn Diệp, cha của Ly, sau khi từ Trường Sa trở về được vài năm đổ bệnh. Ông nằm liệt giường hai mươi năm. Trong thời gian đó bà Huệ phải vay 50 triệu đồng từ ngân hàng để lo chạy chữa Thu*c thang cho chồng và vẫn chưa trả xong. Tên bà Huệ được liệt vào danh sách nợ xấu nên không thể vay tiếp.

Gần đến hạn nhập trường, tưởng như giấc mơ đã hoàn toàn khép lại với ly, hi vọng lại bất ngờ mở ra. đại diện báo tuổi trẻ tại quảng trị đã trực tiếp tìm đến nhà ly và em được xác nhận sẽ có một suất học bổng tiếp sức đến trường ngay lúc đó. ly bất ngờ và mừng muốn khóc.

"Người bà con báo tin có học bổng này, em liều đăng ký. Ai ngờ được chọn nhanh quá. Vừa kịp lúc em sắp đến hạn nhập trường nên người bà con này quyết định cho "ứng trước" học bổng để em đi học luôn" - Ly kể.

Mùa tiếp sức đặc biệt: Rưng rưng người khó giúp người khó hơn - Ảnh 2.

Tân sinh viên trường đh ngoại ngữ đà nẵng trương thị khánh ly (giữa) cùng những người bạn mới. khánh ly học ngành ngôn ngữ anh du lịch - ảnh: t.lực

Gắng hoàn thành ước nguyện của cha

Đến thời điểm này Ly đã vào nhập trường được hơn một tháng. Ly tìm được một bạn cùng thuê trọ ở ghép để đỡ chi phí. Mấy bữa nay em cũng chạy quanh Đà Nẵng tìm việc làm thêm nhưng chưa có nơi phù hợp.

Chưa kịp ổn định cuộc sống, những tin tức ở quê nhà càng khiến Ly lo lắng hơn. Nhà em ở TP Đông Hà nhưng lại nằm sâu cuối con ngõ dẫn ra cánh đồng của phường Đông Lễ. Liên tiếp những đợt lũ vừa qua nhà em bị ngập hơn 2m.

Toàn bộ mấy tạ lúa, tài sản lớn nhất đều bị lũ ngâm nước, chỉ có thể làm thức ăn chăn nuôi. Một mảng tường phía cửa sổ hướng ra đồng đã bị lũ giật sập. Nhiều đồ đạc khác trong nhà cũng bị lũ cuốn trôi sạch. "May mà mẹ còn kịp chuyển được bàn thờ cùng Huy hiệu chiến sĩ Trường Sa của cha lên cao" - Ly kể.

Những ngày này Ly lại sống trong cảm giác chông chênh như ngày vừa mất cha. Ly tự dặn mình không được khóc và không được suy nghĩ nhiều để tập trung việc học nhưng không thể. Điều duy nhất em có thể làm là những cuộc điện thoại ngắn ngủi về động viên mẹ cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

"Ngày còn sống cha thường kể cho mấy anh em nghe về những ngày tháng làm lính công binh ở Trường Sa. Cha nói đó là những ngày tháng khó khăn và gian khổ lắm nhưng anh em chiến sĩ vẫn cố gắng bám trụ để hoàn thành nhiệm vụ. Nay em cũng phải gắng gồng mình lên để tiếp tục đi học như tinh thần không gục ngã của cha" - Ly nói.

Cô học trò đầy nghị lực

Nhìn bề ngoài, Khánh Ly có thân hình nhỏ nhắn nhưng đôi mắt rất sáng. Em gây ấn tượng ở trường bằng nghị lực vượt khó và tinh thần tự lập. Thầy Đặng Hoàng Quý - hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, nơi Ly theo học suốt ba năm cấp III - cho biết không bất ngờ khi Ly đậu đại học. Suốt ba năm học ở trường Ly luôn là người học rất giỏi. Em đạt học sinh giỏi hai năm lớp 10, 11. Đến năm lên 12, em chuyển qua học lệch để thi đại học nên thiếu 0,1 điểm nữa là đạt loại giỏi. "Ở hoàn cảnh như Ly mà học được giỏi như vậy đã là quá bản lĩnh và đầy nghị lực" - thầy Quý nói.

Trao 132 suất học bổng "Tiếp sứcđến trường" tại Quảng Trị

Tối nay (18-11), tại hội trường trung tâm văn hóa tỉnh quảng trị sẽ diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật chủ đề "siết chặt vòng tay" và lễ trao học bổng "tiếp sức đến trường" dành cho 132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh quảng trị.

Chương trình do báo tuổi trẻ phối hợp cùng tỉnh đoàn, hội khuyến học, đài pt-th, báo quảng trị và công ty cổ phần phân bón bình điền quảng trị tổ chức. chương trình dự kiến được tường thuật, phát sóng trực tiếp từ 20h15 trên đài pt-th quảng trị (qrtv) và tiếp sóng trên website: tuoitre.vn, tv.tuoitre.vn.

Các tân sinh viên nhận học bổng đợt này đều là tấm gương sáng vươn lên trước gian khó, đạt điểm cao trong kỳ thi thpt 2020 và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. tại đây, ban tổ chức sẽ trao 125 suất học bổng (mỗi suất 10 triệu đồng) và 7 suất đặc biệt (mỗi suất 15 triệu đồng) cùng quà của chương trình. toàn bộ kinh phí học bổng hơn 1,3 tỉ đồng do câu lạc bộ "nghĩa tình quảng trị" và các nhà hảo tâm tại quảng trị tài trợ, công ty nestle vn ủng hộ quà tặng cho tân sinh viên.

Quảng Trị được xem là nơi nhóm ngọn lửa đầu tiên cho chương trình học bổng này và cũng là điểm trao đầu tiên trong chương trình năm nay. Học bổng là một hoạt động cụ thể thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" của báo Tuổi Trẻ.

Ngoài 132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của quảng trị, chương trình "tiếp sức đến trường" của báo tuổi trẻ năm 2020 còn được tổ chức trao theo các khu vực: miền trung, tây nguyên, đông nam bộ, đồng bằng sông cửu long, các tỉnh thành phía bắc và bắc trung bộ. tổng cộng, năm nay hơn 1.000 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được tiếp sức, tổng kinh phí học bổng hơn 11 tỉ đồng.

CÔNG TRIỆU

Tiếp sức đến trường cho những hành trình không gục ngã

TTO - Hành trình đi tìm con chữ của Hoài, của Khánh "hàm ếch", hay Tứ Kỳ có sự hi sinh của cha mẹ, và nỗ lực không mệt mỏi của những cô cậu học sinh không may mắn có được thân hình toàn vẹn, mạnh khỏe.

QUỐC NAM

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/mua-tiep-suc-dac-biet-rung-rung-nguoi-kho-giup-nguoi-kho-hon-2020111722293045.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY