Nguyễn Trọng Đạt làm mảng du lịch tại một công ty quảng cáo chuyên sản xuất chương trình truyền hình có trụ sở ở Bình Thạnh (TPHCM).
Đạt làm việc nơi đây bước sang năm thứ 3, công việc phù hợp với chuyên môn, sở thích. Có điều, Đạt không "hợp cạ" với Phó giám đốc trực tiếp phụ trách nội dung.
Chẳng biết từ lúc nào, trong mắt vị sếp phó này, Đạt như một cái gai. Bà thường giao cho Đạt những việc rất oái oăm không thuộc chuyên môn hay những việc "chùa" không tên.
Đạt đang quá căng thẳng trong quan hệ với sếp nhưng lăn tăng có nên nghỉ việc khi gần Tết (Ảnh minh họa) |
Mọi sơ sẩy của Đạt, như: Chưa kịp nghe điện thoại, không đồng tình với việc được giao, từ chối những yêu cầu vô lý... đều được "thổi phồng" lên thành những tội tày trời để sếp báo lên cấp trên.
Còn thành quả, thành tích nào của Đạt, vị sếp nếu không cố tình "xem nhẹ" thì bà cũng gài thêm vài nhân viên "ruột" của mình để chia công.
Không ít lần, Đạt uất ức khi những lần xét thi đua hay các chương trình đào tạo chuyên môn của công ty, Đạt đều bị sếp bỏ tên bên ngoài danh sách. Có khi Đạt làm lơ cho qua nhưng cũng có lúc anh hỏi thì sếp trả lời bâng quơ không vào trọng tâm như vì cái này cái kia, do công ty cần có người trực, không thể tham gia được hết...
Đạt đã nhiều lần cố gắng làm hòa, nương theo ý sếp nhưng cậu biết, định kiến vô hình giữa hai người không thể nào bình thường hóa quan hệ được.
Mấy năm làm việc, dù ức chế nhưng Đạt vẫn bám trụ vì nhiều lý do như công việc phù hợp, thu nhập khá. Hơn nữa, vị phó có gây khó dễ với Đạt kiểu nào thì vẫn theo kiểu vụn vặt, lén lút, không tác động trực tiếp công việc vì còn có giám đốc ở trên.
Tuy nhiên, nửa năm nay, giám đốc chỗ Đạt đầu tư thêm lĩnh vực mới nên giao lại toàn bộ quyền quản lý, công việc cho vị phó giám đốc quản lý.
Công việc trở ngột ngạt, căng thẳng. Cậu báo cáo công việc thì bị bắt bẻ, làm khó đủ kiểu; sếp giao cho anh những việc gần như không thể thực hiện; sản phẩm nào Đạt làm cũng bị gây khó dễ, bắt bẻ để tìm cách loại...
Thời gian qua, đạt đi làm với tâm trạng ức chế và đầy đối phó. cậu chỉ muốn nghỉ việc ngay lập để chấm dứt mọi phụ thuộc, liên hệ với sếp phó.
Nhưng thời điểm này, đạt rất băn khoăn khi chỉ còn hai tháng nữa là tết. cả năm qua đạt làm việc chăm chỉ, hiệu suất cao, dù vướng dịch nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng. dựa theo mọi năm, tiền lương tháng 13, thưởng tết của đạt ít nhất cũng trên 60 triệu đồng.
Đạt đang không biết nên nghỉ luôn, buông hết hay cắn răng chịu đựng thêm thời gian nữa để lĩnh tiền thưởng tết.
Chị nguyễn hồng thơm, quản lý nhân sự công ty phân phối thiết bị đèn chiếu sáng ở phú nhuận (tphcm) cho hay, cuối năm rất hiếm người lao động nhảy việc nếu không vì lý do bất khả kháng. bởi liên quan đến kết quả làm việc, lương thưởng cả năm.
theo chị thơm, người lao động cần cân nhắc nhiều yếu tố như tiền thưởng cần thiết, ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của mình đến mức nào, chuyển việc lúc này có thuận lợi không, nơi làm việc mới như thế nào. tránh tình trạng gấp gáp, vội vã mà rơi vào những rắc rối khác.
Nhảy việc cuối năm cần xem xét bài toán giữa tiền thưởng với thu nhập, công việc của tương lai. (Ảnh minh họa) |
Chị thơm nói thêm: "ráng ở lại lĩnh tiền thưởng tết cũng nên chuẩn bị tâm lý, đầu năm không phải là thời điểm dễ kiếm việc làm. còn cuối năm, dễ kiếm việc nhưng nghiêng nhiều về công việc thời vụ, nhân sự cần xem xét kỹ tính chất lâu dài".
Anh nguyễn hoàng anh, làm việc trong lĩnh vực công nghệ ở q.7, tphcm cho biết, cách đây 2 năm, anh nghỉ việc trước tết chỉ hơn một tháng.
Cả công ty ai cũng thắc mắc, sao không chờ... lĩnh thưởng tết rồi hãy nghỉ. tiền thường tết và các khoản khi đó cũng gần cả trăm triệu.
Với điều kiện của anh, khoản tiền đó không quá ảnh hưởng. Nơi làm việc hiện tại không nhiều ràng buộc với anh, trong khi, nơi mới đang chạy những dự án lớn, anh không thể trì hoãn.
"vấn đề này không ai chỉ được thế nào là đúng, là sai mà tùy điều kiện, năng lực, sức chịu đựng của mỗi người. nhưng cần cân nhắc bài toán giữa tiền thưởng với thu nhập, công việc của tương lai... để ra quyết định", anh anh đưa ra lời khuyên.