Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nam bệnh nhân kể lại hành trình 16 ngày hoảng loạn, đau đớn, đánh bại virus corona

Sau khi ra viện, anh Li quyết định chia sẻ một đoạn video, kể lại hành trình chiến đấu với đại dịch corona để mọi người có thể hiểu hơn về dịch bệnh cũng như có bài học cho riêng mình.

Virus corona là "cơn ác mộng" không ai muốn đối mặt. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra khi mình là nạn nhân của đại dịch này? Liệu mình có cơ hội hồi phục không? Vậy thì hãy ngồi lại, đọc lời chia sẻ về hành trình chiến đấu với đại dịch corona của người đàn ông này để có thể hiểu rõ hơn...

Đoạn video anh Li Zhendong đăng tải ghi lại quá trình chiến đấu với virus corona của mình.

Anh Li Zhendong, 37 tuổi, là bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới ở thành phố Kinh Châu (cách Vũ Hán khoảng 3 giờ lái xe). Sau 16 ngày điều trị và cách ly tại Bệnh viện Phổi Kinh Châu, anh Li Zhendong đã hoàn toàn bình phục và được xuất viện vào ngày 31/1.

Sau khi ra viện, anh Li quyết định chia sẻ một đoạn video, kể lại hành trình chiến đấu với đại dịch corona để mọi người có thể hiểu hơn về dịch bệnh cũng như có bài học cho riêng mình. Đoạn video của anh sau khi đăng tải lên Facebook đã nhận về hàng nghìn lượt like, share.

Trong 16 ngày nằm viện, anh Li phải trải qua lần lượt 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Bệnh nhân liên tục phải làm các xét nghiệm

Trong giai đoạn này, điều khiến anh nhớ đến tận bây giờ có lẽ là việc liên tục phải làm xét nghiệm. Bao gồm:

- Xét nghiệm máu.

- Chụp X quang ngực.

- Siêu âm Doppler màu.

Những kết quả này sẽ được kết hợp cùng nhiều chỉ số khác để bác sĩ lập ra kế hoạch điều trị cho từng bệnh nhân. Chúng ta phải cố gắng ăn ngay cả khi không có nhu cầu bởi nếu không, cơ thể sẽ mất đi khả năng miễn dịch và sức đề kháng.

Giai đoạn 2: Sốt li bì 38-40 độ C suốt 3-4 ngày

Anh Li Zhendong kể lại, trong 4 ngày tiếp theo mắc bệnh anh bắt đầu sốt cao trong nhiều ngày liền. Dù mệt mỏi, anh vẫn luôn tự nhủ phải chuẩn bị tinh thần và luôn có niềm tin vào khả năng chống lại virus nhờ chính hệ thống miễn dịch của mình - đây chắc chắn là một trận chiến tâm trí thực sự.

Anh Li cho biết, chỉ cần bệnh nhân vượt qua được giai đoạn 2 - giai đoạn nhiều thử thách nhất, cơ thể họ tự nhiên sẽ có đủ sức mạnh để bắt đầu chiến đấu với virus.

Giai đoạn 3: Bắt đầu tự hồi phục

Khi đã trải qua giai đoạn 2, bệnh nhân sẽ đến với giai đoạn 3 gọi là giai đoạn phục hồi. Anh Li kể lại, trong giai đoạn này các bác sĩ sẽ kê đơn Thu*c tùy thuộc vào từng triệu chứng còn lại của bệnh nhân.

Tuân thủ chặt chẽ mọi yêu cầu và khuyến nghị của bác sĩ là "chìa khóa vàng" để vượt qua thành công giai đoạn này.

Trong quá trình bệnh nhân hồi phục, các bác sĩ sẽ luôn theo dõi chặt chẽ từng dấu hiệu cơ thể bệnh nhân cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Cuối cùng, một cuộc kiểm tra axit nucleic sẽ được tiến hành và nếu bệnh nhân có kết quả âm tính, họ sẽ được phép trở về nhà.

Trải qua "trận chiến" với virus corona trong 16 ngày, anh Li thừa nhận mình đã từng hoảng loạn, hoang mang. Nhưng nhờ sự tin tưởng, hy vọng vào các y bác sĩ, anh đã tự khích lệ bản thân hãy cố gắng để chiến thắng bệnh tật. Nhờ đó, tinh thần của anh được cải thiện, tình trạng sức khỏe của anh cũng dần tốt lên, cuối cùng đã chiến đấu được với bệnh tật.

Qua câu chuyện của mình, anh Li Zhendong muốn nhắn nhủ với tất cả mọi người rằng: "Tôi đã sống sót thành công qua đại dịch. Tôi tin các bạn cũng có thể làm được. Vì vậy hãy cứ luôn giữ hy vọng và chiến đấu tới cùng".

Nguồn: Sinchewdaily, mustsharenews

ĐỖ ĐỖ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/nam-benh-nhan-ke-lai-hanh-trinh-16-ngay-hoang-loan-dau-don-danh-bai-virus-corona-2220205205560.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Tôi muốn khám tổng quát hết tất cả để biết xem mình có bệnh gì không, tôi muốn khám dịch vụ ở bệnh viện Chợ Rẫy thì cho tôi hỏi tôi nên khám khoa gì? Và nếu gọi điện thoại đặt giờ đến khám thì khi đến tôi sẽ báo ai để biết là mình đã đặt giờ? Xin cảm ơn! (Mong Truyen - Tiền Giang) Cho em hỏi xét nghiệm máu tìm bệnh ở TPHCM chỗ nào uy tín và tốt nhất, chi phí 1 lần xét nghiệm là bao nhiêu? (Bá Sang - Q. Tân Bình, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Ba tôi cần làm xét nghiệm máu mà ngán phải đến các trung tâm chờ đợi đông quá, với lại ông bị đau khớp, không tiện đi lại. Mangyte.vn giúp tôi địa chỉ lấy máu tại nhà được không? Cảm ơn nhé! (Phương Uyên - TPHCM)
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY