Tranh cãi trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi, nhà ai cũng sẽ có lúc mâu thuẫn, bức xúc, cãi lộn lẫn nhau, không phải lúc nào cũng êm đềm trong vui vẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để những lần tranh cãi đó không để lại hậu quả nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng đến tình cảm về sau, thì không phải cặp đôi nào cũng làm được. Khi tức giận, con người ta khó tránh khỏi có những lời nói, hành động xúc phạm và làm đối phương bị tổn thương, thậm chí có cả những hành động đánh đập sát thương nhau. Để rồi hậu quả sau đó rất khó có thể hàn gắn lại tình cảm cũng như rất khó để hai đối diện nhau một cách vui vẻ, thoải mái như trước. Vậy chúng ta cần tránh làm điều gì, khi xảy ra tranh cãi, để tránh những hậu quả khó lường về sau.
Giả sử nàng muốn đi thăm bố mẹ, còn chàng chỉ muốn nằm khểnh ở nhà để xem trận bóng yêu thích trên tivi? Xung đột bắt đầu xảy ra, và việc giữ bình tĩnh là tối quan trọng. Bạn cần phải biết điểm của bản thân trước khi bùng nổ giận dữ.
Hai người có thể thoả thuận dùng một thuật ngữ nào đó để đình chiến và có thời gian hạ hỏa, ví dụ như ‘time out’.
Chuyên gia về mối quan hệ - Barry S. Selby, cho biết "từ ngữ an toàn" có thể là một cách tuyệt vời để xoa dịu các cuộc tranh luận. Đừng nên dùng những từ ngữ mang tính chất xúc phạm đến đối phương vì nó sẽ làm cho trận cãi vã càng nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và sử dụng những lời lẽ thuyết phục, ôn hòa nhất có thể.
Đây là giải pháp các cặp đôi thường chọn sau khi xảy ra cãi vã, thậm chí "cuộc chiến" này còn kinh khủng và kéo dài hơn nhiều so với cuộc tranh cãi trước đó.
Điều này không khó hiểu bởi sau khi cãi nhau, bạn muốn có khoảng lặng, có không gian riêng để suy nghĩ. Nhưng điều này không có nghĩa bạn sẽ chung sống cùng với người ấy mà không giao tiếp hoặc không làm bất cứ điều gì nếu có liên quan đến đối phương. Điều này sẽ khiến chàng nghĩ rằng bạn đang tìm cách trả thù và dần dần anh ấy cũng có thể sẽ hành động như thế.
Cuộc chiến tranh lạnh không khoan nhượng này sẽ là đầu mối gây nên những vết rạn hôn nhân. Nếu ngay sau thời điểm cãi vã bạn muốn có không gian riêng của mình thì hãy chia sẻ với anh ấy rằng bạn cần thời gian để tĩnh tâm và cân bằng cuộc sống vợ chồng.
Khi cảm thấy cuộc tranh luận không đi đến đâu, hãy tạm dừng một lúc để sắp xếp những điều mình cần nói. Hãy chắc chắn với vợ/chồng rằng mình sẽ tiếp tục nói chuyện về bất đồng này sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, như cách nhà tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ Melanie Greenberg nói: "Hãy để vợ/chồng của bạn thấy rằng bạn đang quan tâm nghiêm túc đến vấn đề đó và không hề gạt bỏ họ."
Khi bạn cắt lời nửa kia, có nghĩa là bạn lắng nghe chỉ để đáp trả chứ không phải để hiểu nhau. Tệ hơn, đó là lúc bạn muốn áp đảo và giành quyền kiểm soát cuộc chiến. Bạn không còn để người ấy có cơ hội nói điều họ cần nói.
Một cặp vợ chồng có bí quyết khi tranh luận, đó là một chiếc microphone. Chỉ người cầm microphone mới có quyền được nói khi cãi vã, còn người kia phải tôn trọng và lắng nghe, không được ngắt lời. Khi nói xong, họ sẽ chuyển microphone cho người kia.
Một trong những cảm giác khó chịu nhất là người đối diện "nghe tai này lọt tai kia", không thực sự lắng nghe bạn nói. Vì vậy, dù có tức giận thế nào, hãy cố gắng lắng nghe hết ý kiến của người còn lại rồi bày tỏ quan điểm của mình. Hành động đó để thể hiện rằng bạn tôn trọng người bạn đời của mình và muốn giải quyết cuộc tranh cãi một cách nghiêm túc.
Thực tế có hàng tá lý do bạn có thể đổ lỗi cho chúng là nguyên nhân khiến vợ chồng bạn tranh cãi, ví như đó là một ngày làm việc thật tệ, do bạn bị đau đầu, do bạn mất ngủ nên căng thẳng…
Một nghiên cứu do nhóm chuyên gia người Mỹ thuộc Trường ĐH California tiến hành mà đứng đầu là giáo sư Berkeley cho thấy những cặp đôi thiếu ngủ sẽ dễ xảy ra tranh cãi hơn so với những cặp khác. Dầu vậy, không nên vin vào những lý do khách quan mà nên thẳng thắn với nhau, hãy truy tìm nguyên nhân bạn tranh cãi với anh ấy là gì. Ví như bạn muốn giải quyết vấn đề khúc mắc với anh ấy, bạn muốn anh ấy nhận ra sai lầm, từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả hai, để lần sau chủ đề này sẽ không khiến cả hai bạn một lần nữa to tiếng với nhau.
Ngoài ra bạn còn cần phải chú ý thêm một số lưu ý sau để cuộc hôn nhân không bị tổn thương nặng nề sau cãi vã:
- Không lôi con cái vào phe mình, vì lời nói của chúng rất ít tác dụng đối với các bậc phụ huynh. Vả lại để con trẻ biết những xung đột của bố mẹ, chúng sẽ rất buồn, và nhiều khi có những hành vi tiêu cực.
- Hết sức hạn chế việc lấy bạn bè, họ hàng và gia đình làm trọng tài phân xử. Người xưa nói: "Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại". Chuyện xung đột vợ chồng, chẳng hay ho gì mà cho thiên hạ biết.
Chủ đề liên quan:
cãi vã cân bằng cuộc sống chiến tranh lạnh chuyện vợ chồng cuộc sống vợ chồng đời sống hôn nhân giới hạn không ly hôn ly hôn thế nào vợ chồng vợ chồng cãi nhau