Trong khi đó, theo dự báo, từ nay đến hết tháng 8, nhiệt độ không khí trung bình ở mức cao hơn trung bình các năm cùng thời kỳ từ 0,5-1,0 độ C với nhiều đợt nắng nóng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8. Tổng lượng mưa các nơi ở mức thấp hơn trung bình các năm cùng thời kỳ với mức thiếu hụt từ 10-40%.
Lượng dòng chảy trên các sông suối thiếu hụt từ 40-60% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ, dẫn đến nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt nghiêm trọng ở những nơi ngoài vùng cấp nước của công trình thủy lợi. Tại các hồ chứa, sau khi kết thúc lúa vụ Đông Xuân 2019-2020, dung tích các hồ chứa sẽ chỉ còn xấp xỉ khoảng 35% (khoảng 87,5 triệu m3), chỉ đủ đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho người dân và tưới một phần diện tích lúa vụ Hè Thu 2020 (tập trung tại các địa phương phía Bắc tỉnh). Để ứng phó với hạn hán, thiếu nước, tập trung nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi, các tỉnh Nam Trung bộ đã ban hành nhiều phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.
Đáng chú ý, 31 hồ chứa đang ở mực nước rất thấp, hầu hết các hồ lớn đều có mực nước dưới 34% của dung tích hồ như: hồ Đá Đen tại huyện Vạn Ninh chỉ còn 2% dung tích; hồ Suối Trầu, hồ Cam Ranh chỉ còn dưới 15% dung tích; Suối Dầu tại huyện Cam Lâm hiện chỉ còn 20 dung tích… Tại Ninh Thuận, toàn tỉnh có 21 hồ chứa nhưng chỉ còn khoảng 13,4% tổng dung tích thiết kế. Hiện còn 11/21 hồ chứa nước sấp sỉ và dưới mức nước ch*t trong đó có hồ Phước Trung, Phước Nhơn, Tân Giang…
Theo ông Đặng Kim Cương- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Ninh Thuận, hiện Hiện nay toàn tỉnh đang ở 3 về tình trạng rủi ro thiện tai do hạn hán. Đặc biệt hai huyện Thuận Nam và Thuận Bắc ở cấp độ 4, cấp độ cao nhất về mức độ rủi ro thiên tai. Tình trạng hạn hán vẫn tiếp tục kéo dài, một số khu vực có khả năng thiếu nước sinh hoạt cần phải chở nước phục vụ cho khoảng 4.012 hộ/15.510 khẩu.
Còn tại Bình Thuận, toàn hệ thống chỉ còn khoảng 27,4 triệu m3 nước, chưa tới 11% dung tích thiết kế; chỉ bằng 1/3 so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, và chỉ bằng 31% so với thời điểm xảy ra hạn hán năm 2016.
Trước tình hình trên, các địa phương đang thực hiện những giải pháp ứng phó, nhằm hạn chế thiệt hại cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân; huy động mọi lực lượng vận chuyển nước sinh hoạt, không để người dân thiếu nước uống do hạn hán, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; chăm sóc, bảo vệ và hạn chế thấp nhất thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi.