Kinh tế xã hội hôm nay

Bệnh viện lao đao vì thiếu nước sạch

Thiếu nước sạch kéo dài, nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện là rất lớn. Sản phụ khổ, người nhà đi chăm sóc khổ và thầy Thu*c cũng khổ là thực trạng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội...
thiếu nước sạch">thiếu nước sạch kéo dài, nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện là rất lớn. Sản phụ khổ, người nhà đi chăm sóc khổ và thầy Thu*c cũng khổ là thực trạng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khi đang phải trải qua những ngày khan hiếm nước.

Cả sản phụ và người nhà đều khổ

Anh Nguyễn Văn Thao (chồng sản phụ Hoa, Mỹ Đức - Hà Nội) cho biết, vợ anh chuyển vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để sinh mổ đã 3 ngày, tình trạng thiếu nước khiến nhiều sản phụ cùng phòng và những người đi theo chăm sóc như anh rất khổ sở. Như tối qua, vừa nóng, vừa mất nước, mọi người phải xếp hàng dài chờ đợi vào nhà vệ sinh. Anh và nhiều người ra ngoài cổng viện mua những can nước lavie 5 lít về dùng. Mỗi ngày, hai vợ chồng anh dùng tới 3, 4 can nước 5 lít. Mỗi can tới 50.000 đồng. Tuy nhiên, nước này cũng chỉ đủ giải quyết rửa tay, rửa mặt. Còn tắm thì là điều quá xa xỉ.

Anh Thao than phiền: “Phòng vợ anh ngay trước nhà vệ sinh, mùi khai của nhà vệ sinh bốc lên do không có nước dội khiến nhiều người khó chịu”. Một nhân viên thu dọn khu vực nhà vệ sinh cũng than phiền: “Nhiều buồng vệ sinh phải đậy kín bởi không có nước để dội”.

Tại Khoa Sau đẻ, chị Kim Lương (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho chúng tôi biết, chị mới sinh cháu được 2 ngày. Từ khi chị nhập viện, tình trạng thiếu nước gây nhiều nỗi khổ cho chị cũng như người nhà chăm sóc. Phụ nữ sau sinh cần vệ sinh sạch sẽ. Người nhà phải mua thêm nhiều can nước về để phục vụ.

Chỉ ưu tiên một số khoa phòng

Bà Đỗ Thị Minh Nguyệt, Trưởng phòng Hành chính (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, tình trạng thiếu nước của bệnh viện đã xảy ra từ ngày 25/9 cho đến nay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cấp cứu và các hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện.

Theo bà Nguyệt, đã nhiều lần bệnh viện cũng bị mất nước do vỡ đường ống nước sông Đà. Tuy nhiên những lần trước, bệnh viện chỉ mất lâu nhất tới ngày thứ 3. Đây là lần mất nước lâu nhất tới ngày thứ 5. Bà Nguyệt cho biết, từ ngày 25/9 dù mất nước nhưng bệnh viện vẫn còn bể ngầm dự trữ, nhưng tới ngày 28, nguồn dự trữ đã kiệt, vì vậy bệnh viện phải cấp nước theo khoa.

Các khu buồng bệnh được cấp nước luân chuyển (giờ này cấp cho phòng này, giờ khác cấp cho phòng khác). Chỉ có khu vực phòng mổ và đẻ phải ưu tiên đầu tiên (24/24h đảm bảo có nước). Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng đã có chủ trương, nếu mất hẳn nước thì sẽ phải chuyển bệnh nhân sang bệnh viện khác.

Các giải pháp chỉ là giải quyết tình thế

Bà Nguyệt cho biết, ngày 29/9, bệnh viện đã có công văn gửi Xí nghiệp Nước sạch Đống Đa và Công ty Kinh doanh nước Hà Nội. Theo như công văn của bệnh viện, mỗi ngày, bệnh viện cần tới 400m3 nước mới đảm bảo đủ nhu cầu. Số tiền mua nước này do bệnh viện chi trả cho Công ty Nước sông Đà sau này. Bà Nguyệt cho hay, đêm 29, rạng sáng 30/9, Công ty Nước sạch Đống Đa đã lắp đặt máy bơm hút nước trực tiếp từ xí nghiệp vào bệnh viện. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời và lượng nước này chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu của viện.

Liên quan đến vấn đề khắc phục tình trạng khan hiếm nước tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trao đổi với phóng viên, ông Đào Quang Minh, Phó Giám đốc Công ty Nước sạch Đống Đa cho biết: “Trước mắt, chúng tôi đã cho vận chuyển 5 téc nước (mỗi téc 2 khối, tương đương 100m3 nước) tới bệnh viện. Lắp máy bơm hút trực tiếp nước từ xí nghiệp về bệnh viện. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, để khắc phục tình trạng này, Xí nghiệp Nước sạch Đống Đa sẽ có kế hoạch triển khai xây dựng các nhà máy nước. Dự kiến giữa năm 2018, Công ty Nước sạch Hà Nội sẽ chủ động về nguồn nước và không phụ thuộc vào nước sạch sông Đà. Khi đó, chúng tôi đảm bảo được nguồn nước cung cấp cho khách hàng trên địa bàn mình. Ông Đào Quang Minh cũng cho biết, có hàng chục bệnh viện lớn nằm trong địa bàn quản lý của Xí nghiệp nước sạch Đống Đa như: Bạch Mai, Đống Đa, Phụ sản, Nhi, Việt Pháp, Lão khoa,... Tất cả các bệnh viện đó đều ổn định về nguồn nước và không xảy ra tình trạng mất nước. Bởi các bệnh viện kể trên có hệ thống giếng khoan và lọc nước nên có điều kiện dự phòng khi đường ống sông Đà vỡ. Còn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì không có hệ thống giếng khoan mà sử dụng trực tiếp nguồn nước từ đường ống nước sông Đà.

Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi Trung ương ngay sát Bệnh viện Phụ sản Hà Nội lại ổn định về nguồn nước và không xảy ra tình trạng mất nước khi xảy ra các sự cố. Bởi bệnh viện có hệ thống giếng khoan và lọc nước nên có điều kiện dự phòng. Chính vì thế, để chủ động trong những sự cố mất nước tiếp theo, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng cần chủ động trong việc xây dựng một hệ thống dàn khoan, giếng khoan, mở rộng hệ thống dự trữ nước ngầm để tránh tình trạng mất nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện như trong thời gian qua.

Ngay trong chiều ngày 30/9, trao đổi với phóng viên, bà Lưu Thị Liên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế đã nghe báo cáo từ lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về sự cố mất nước sạch.

Theo bà Liên, hiện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có hơn 597 giường thực kê và hơn 1.024 cán bộ, công nhân viên. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận trung bình hơn 300 bệnh nhân sinh đẻ, khám và điều trị tại viện. Do đó, nguồn nước sử dụng cho khám và chữa bệnh vô cùng quan trọng. Nếu nước không được cấp trở lại trong thời gian sớm nhất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khám chữa bệnh và sinh hoạt của bệnh viện và bệnh nhân, đe dọa nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện nghiêm trọng. Bà Liên đề xuất Tổng Công ty nước sạch Vinaconex sớm khắc phục sự cố, sửa chữa đường ống nước, cấp nước trở lại cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. “Để đảm bảo tính mạng người bệnh, Sở Y tế đã chỉ đạo bệnh viện dừng các ca mổ chủ động; Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp tục mua nước phục vụ công tác khám chữa cho người bệnh. Nguồn kinh phí mua nước này lấy từ bệnh viện. Nếu bệnh viện hết kinh phí mua nước, Sở Y tế sẽ hỗ trợ tối đa” - bà Liên cho hay.

Thanh Loan
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-vien-lao-dao-vi-thieu-nuoc-sach-18574.html)

Tin cùng nội dung

  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Sau khi Mangyte trả lời câu hỏi của bạn Thanh Vân (van.le…@gmail.com) về Thuốc “tiêu sợi huyết” dùng để cấp cứu đột quỵ, nhiều bạn đọc hỏi bệnh viện ở địa phương mình có sử dụng Thuốc này hay không?
  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
  • Mangyte cho em hỏi các bệnh viện lớn ở TPHCM được nghỉ tết âm lịch mấy ngày? Vì nhà em ở xa lên tết này em có người nhà ở đó, em đi lên đó chơi tiện em đi khám luôn nhưng không biết ngày nào. Mong Mangyte giúp em với! (Em Dũng - Lâm Đồng) Mangyte cho tôi hỏi mùng 4 tết BV Bạch Mai làm việc chưa? Hôm qua tôi bị đau thắt ngực, hôm nay thì lại không sao nhưng tôi muốn đi kiểm tra tim mạch cho yên tâm. Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Tuấn - Hà Nội)
  • Tết tây này được nghỉ tới 4 ngày, tôi muốn tranh thủ mấy ngày nghỉ đi làm mấy cái xét nghiệm mà không biết BV Hòa Hảo có nghỉ tết tây không? Ông bác tôi thì định đến BV Đại học Y dược để nội soi qua mũi, liệu có đi được không hay đợi qua năm mới? Còn Khám bệnh online của Mangyte có nghỉ tết tây không vậy? Cảm ơn Mangyte, chúc năm mới nhiều niềm vui! (Trần Đức Nhân - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY