Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Buôn Đôn (Đắk Lắk) nhiều công trình cấp nước tập trung hoạt động kém hiệu quả

Từ năm 2001 đến nay, trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk được Nhà nước và Doanh nghiệp đầu tư 13 công trình nước sinh hoạt tập trung với số tiền gần 186 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ có 6 công trình hoạt động bền vững, còn lại 7 công trình hoạt động kém hiệu quả.
Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Niêng 3, xã Ea Nuôl được đầu tư kinh phí 780 triệu đồng.

Ông Khăm Phon Lào, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Buôn Đôn cho biết, thực hiện chi đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk về việc báo cáo kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch tập trung nông thôn do Nhà nước đầu tư, quản lý. Huyện Buôn Đôn đã tiến hành rà soát, đánh giá hiện trạng quản lý, vận hành khai thác, sử dụng các công trình nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn.

Báo cáo của UBND huyện Buôn Đôn cho thấy: từ năm 2001 đến nay, trên địa bàn huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã được Nhà nước và Doanh nghiệp đầu tư 13 công trình nước sinh hoạt tập trung với số tiền gần 186 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ có 6 công trình hoạt động bền vững, còn lại 7 công trình hoạt động kém bền vững.

Cụ thể, những công trình bền vững gồm: công trình công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại trung tâm xã Ea Bar, với kinh phí đầu tư gần 34 tỷ đồng. Công trình đã đưa vào sử dụng năm 2022, năng lực cung cấp nước cho trên 1.800 hộ trên địa bàn xã. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại 4 buôn Knia, xã Ea Bar được đầu tư gần 13 tỷ đồng từ năm 2014, hiện đang hoạt động có hiệu quả, cấp nước cho 677/527 hộ sử dụng.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Tul A, B, xã Ea Wer, kinh phí đầu tư gần 13 tỷ đồng.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Tul A, B, xã Ea Wer, kinh phí đầu tư gần 13 tỷ đồng (vào năm 2020), năng lực cung cấp nước cho trên 530 hộ tại khu vực buôn Tul A, B và thôn 7, xã Ea Wer. Công trình này được huyện đánh giá hoạt động bền vững, tuy nhiên theo người dân đánh giá chất lượng nguồn nước chưa đảm bảo vì nước còn cặn vôi, váng phèn nhiều nên nhu cầu sử dụng nước của người dân chưa cao.

Dự án nước sạch xã Krông Na với tổng mức đầu tư 79 tỷ đồng.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại xã Ea Nuôl với nguồn kinh phí gần 15 tỷ đồng, quy mô cấp nước cho khoảng 610 hộ tại các buôn: Niêng 1, 2, 3; Ko đung A, B; thôn Hòa An. Đặc biệt là Dự án nước sạch xã Krông Na với tổng mức đầu tư 79 tỷ đồng, quy mô cung cấp nước cho khoảng 2.500 hộ tại các thôn, buôn thuộc xã Ea Huar và Krông Na. Hai công trình này hiện nay đang chuẩn bị bàn giao, đưa vào sử dụng.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại xã Ea Nuôl với nguồn kinh phí gần 15 tỷ đồng.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại Trung tâm huyện, do Công ty cổ phần cấp nước Đắk Lắk đầu tư 25 tỷ đồng. Công trình đưa vào sử dụng vào năm 2022, năng lực cung cấp nước cho trên 3.100 hộ tại khu vực trung tâm huyện (thôn 14, 15 và 16, xã Tân Hoà và các thôn: Hà Bắc, Ea Duất, một phần thôn Ea Ly của xã Ea Wer); hiện đã đấu nối được trên 350 hộ và các cơ quan, đơn vị, trường học tại khu vực trung tâm huyện.

Những công trình kém bền vững gồm: công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Jang Pông xã Ea Huar và buôn Niêng 3, xã Ea Nuôl với kinh phí 1,6 tỷ đồng. Hai công trình này được đầu tư từ năm 2011, do cộng đồng quản lý. Công trình cấp nước tại buôn Jang Pông xã Ea Huar hiện có 129/100 hộ đang sử dụng. Công trình cấp nước tại buôn Niêng 3, xã Ea Nuôl có 65 hộ sử dụng. Hai công trình này, chất lượng nước không đảm bảo dùng cho sinh hoạt, ăn uống (tỉ lệ nước cứng cao); không có kinh phí súc rửa, thay vật liệu lọc, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, do đó người dân không có nhu cầu sử dụng.

Công trình cấp nước tại thôn Thống Nhất, xã Krông Na được đầu tư kinh phí 1 tỷ 077 triệu đồng.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại thôn Thống Nhất, xã Krông Na và buôn Ea Pri, xã Ea Wer gần 2,3 tỷ đồng. Hai công trình này được đầu tư năm 2012, do cộng đồng quản lý. Đối với công trình cấp nước tại thôn Thống Nhất, xã Krông Na hiện có 13/250 hộ đang sử dụng. Công trình cấp nước buôn Ea Pri, xã Ea Wer, hiện có 22/56 hộ đang sử dụng. Hai công trình này, chất lượng nước cũng không đảm bảo dùng cho sinh hoạt, ăn uống (tỉ lệ nước cứng cao); không có kinh phí súc rửa, thay vật liệu lọc, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên người dân cũng từ chối sử dụng.

Công trình nước sinh hoạt buôn Eapri xã Eawer được đầu tư 1 tỷ 103 triệu đồng.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Ndrếch A, Ndrếch B, xã Ea Huar và thôn 4 và 5, xã Tân Hoà với tổng kinh phí gần 3,9 tỷ đồng. Hai công trình này được đầu tư năm 2017, do cộng đồng quản lý. Đối với công trình cấp nước tại buôn Ndrếch A, Ndrếch B, xã Ea Huar hiện có 252/160 hộ đang sử dụng. Công trình cấp nước thôn 4 và thôn 5, xã Tân Hoà hiện có 55/150 hộ đang sử dụng.

Công trình cấp nước thôn 4 và thôn 5, xã Tân Hoà được đầu tư kinh phí gần 1,3 tỷ đồng.

Hai công trình này, chất lượng nước cũng không đảm bảo dùng cho sinh hoạt, ăn uống (tỉ lệ nước cứng cao); không có kinh phí súc rửa, thay vật liệu lọc, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, do đó số hộ sử dụng thấp do với thiết kế ban đầu.

Phóng viên Báo đại Đoàn Kết làm việc với ông Khăm Phon Lào, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Buôn Đôn.

Ông khăm phon lào, trưởng phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện buôn đôn cho biết, các công trình hoạt động kém hiệu quả nói trên là do nguồn kinh phí đầu tư hạn chế; công trình đầu tư chỉ có giếng khoan và tháp nước, bồn chứa nước, hệ thống đường ống chính, đồng hồ nước, bình lọc nước thô sơ…, qua nhiều năm sử dụng đường ống hư hỏng, xuống cấp, bình lọc không được thay thế và súc rửa thường xuyên. hơn nữa nước chứa hàm lượng vôi và phèn nhiều nên người dân không sử dụng ăn uống mà chỉ tắm rửa, giặt rũ, tưới cây trồng… do đó nguồn thu đạt thấp, không đảm bảo kinh phí cho việc sửa chữa, duy tu bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và ngừng hoạt động.

Trước thực trạng trên, ubnd huyện buôn đôn đã có báo cáo về sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đắk lắk về hiện trạng quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn, đồng thời đề nghị các sở ngành chuyên môn của tỉnh hướng dẫn địa phương tổ chức đánh giá phần giá trị còn lại của các công trình, từ đó có cơ sở đề xuất phương án thanh lý công trình hoạt động kém hiệu quả tại thôn thống nhất, xã krông na; buôn ndrếch a, b, buôn jang pông, xã ea huar. đối với các hộ dân ở khu vực này đấu nối đồng hồ nước với dự án nước sạch xã krông na, khi công trình hoàn thiện, đi vào hoạt động người dân sẽ chuyển sang sử dụng nguồn nước sạch này.

UBND huyện cũng đã nghị Công ty cổ phần cấp nước Đắk Lắk, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh, (đơn vị quản lý, vận hành) tiếp tục mở rộng, đấu nối các đường ống để cung cấp nước sạch, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân.

Đối với các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn ea pri, xã ea wer; thôn 4 và 5, xã tân hoà; buôn niêng 3, xã ea nuôl nằm cách xa khu trung tâm không thể đấu nối đường ống với các công trình cấp nước tập trung quy mô lớn trên địa bàn thì huyện cũng đề nghị các sở ngành tham mưu, đề xuất trung ương, ubnd tỉnh bố trí kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhằm nâng cao công suất, đảm bảo chất lượng nước sạch theo quy chuẩn của bộ y tế để phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/buon-don-dak-lak-nhieu-cong-trinh-cap-nuoc-tap-trung-hoat-dong-kem-hieu-qua-5728076.html)

Tin cùng nội dung

  • ANTĐ - Chiều 16-9, đại diện Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện lộ trình điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt từ ngày 1-10-2015 theo phê duyệt của UBND TP Hà Nội tại Quyết định 38/2013/QĐ-UBND.
  • UBND Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng thêm nhà máy nước sạch để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân khu vực phía Tây đường vành đai 3, phía Bắc quốc lộ 32 thuộc quận Bắc Từ Liêm...
  • Công ty kinh doanh nước sạch cho biết, do sản lượng nước từ đường ống tổng cung cấp đã giảm; mặt khác để đảm bảo an toàn cho đường ống dẫn nước sạch sông Đà, đơn vị vận hành đường ống đã giảm áp lực nước xuống, dẫn đến nhiều nơi bị thiếu nước sạch dài ngày…
  • Mất nước sạch, cộng với cái nắng nóng trên 38 độC trong những ngày này khiến hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội “phát cuồng”. Nhiều nhà dân phải đi… tắm nhờ, nước rửa mặt được giữ lại để dội bồn cầu, rất nhiều gia đình phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.
  • Thiếu nước sinh hoạt, hàng nghìn hộ dân ở nhiều quận nội thành Hà Nội phải hạn chế tắm giặt trong những ngày oi bức. Có xe nước tới, dòng người không đủ kiên nhẫn để xếp hàng, chen nhau lấy xô chậu để hứng nước sạch.
  • Không ít người có thói quen nhỏ mũi bằng nước muối S*nh l* hàng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, xoang, họng...
  • Theo tin từ Sở Y tế Đắk Lắk, tình hình bệnh tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp với tốc độ lây lan rất nhanh.
  • Ngày 30/8, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận trên 700 trường hợp mắc bệnh tại 114/184 xã phường, thị trấn với 46 ổ dịch.
  • Thiếu nước sinh hoạt, người dân khu chung cư phải xách từng xô nước xuống bể ngầm vét nước tồn đọng để dùng.
  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY