đồng nai hiện có 6 doanh nghiệp (dn) đầu tư nước sạch và gần 90 công trình cấp nước (ctcn) do nhà nước đầu tư nhưng tỷ lệ người dân được cấp nước sạch vẫn thấp. để hầu hết mọi người dân trong tỉnh đều có nước sạch sử dụng là nhiệm vụ tỉnh ủy đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các địa phương.
để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về nguồn nước, từ nhiều năm trước tỉnh đã đầu tư và kêu gọi thực hiện gần 90 ctcn nông thôn.
Hệ thống cấp nước xã Túc Trưng, H.Định Quán hoạt động đạt 28% công suất |
Thế nhưng, vì nhiều công trình không hoạt động, hoạt động công suất thấp dẫn đến chỉ 34% hộ dân toàn tỉnh được cấp nước sạch từ các công trình này.
Đồng nai có nguồn nước mặt dồi dào nhưng vì phân bố không đều và ảnh hưởng của xâm nhập mặn dẫn đến nhiều nơi người dân phải khai thác nước ngầm. vì khai thác nhiều, trong thời gian dài nên nguồn nước dưới đất ngày càng cạn kiệt. để đảm bảo an sinh cho người dân và bảo vệ nguồn nước dưới đất, tỉnh đã trích ngân sách và kêu gọi đầu tư gần 90 ctcn sạch nông thôn.
Hệ thống cấp nước tập trung ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường (H.Định Quán) là một trong số đó. Công trình có công suất thiết kế 120 m3/ngày đêm, đảm bảo cấp nước cho khoảng 500 hộ dân, nhưng hiện tại chỉ cấp nước cho khoảng 170 hộ, bằng 1/3 công suất.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề nước sạch trong tháng 5-2023, Chủ tịch HĐND tỉnh THÁI BẢO nhấn mạnh, nước sạch là nhu cầu thiết yếu của mọi người dân. Tuy nhiên, nhiều công trình không hoạt động, hoạt động kém hiệu quả ảnh hưởng đến an sinh xã hội, nguồn vốn đầu tư công. UBND tỉnh cần đánh giá hiệu quả các công trình, trên cơ sở đó bố trí nguồn ngân sách nâng cấp hoặc thanh lý công trình kém hiệu quả. |
Hộ bà nguyễn thị ngọc linh cách hệ thống cấp nước tập trung ấp bến nôm 2 chừng 50m nhưng nhiều lúc phải mua nước. mong muốn của bà linh cũng như nhiều hộ khác là có nước sạch đủ sử dụng hàng ngày. “những tháng mưa chúng tôi có nước dùng, còn mùa nắng thì lúc có lúc không. chúng tôi phải mua nước giếng nơi khác chở đến giá 50 ngàn đồng/m3” - bà linh chia sẻ.
Cách đó khoảng 2km là hệ thống cấp nước tập trung xã Túc Trưng cũng trong tình trạng lúc hoạt động, lúc “nghỉ”. Công trình có công suất thiết kế 400 m3/ngày đêm, cấp nước cho khoảng 1,7 ngàn hộ dân nhưng khi đưa vào sử dụng chỉ cấp nước cho gần 470 hộ.
Ông Vũ Mạnh Dương, Trưởng phòng NN-PTNT H.Định Quán cho biết, huyện có 32 CTCN nông thôn, nhiều nhất trong các huyện nhưng nhiều xã vẫn trong tình trạng “khát” nước sạch. Nguyên nhân là 12 công trình không còn hoạt động, số còn lại hoạt động nhưng công suất thấp vì mùa khô nước dưới đất không đủ bơm, thiết bị xuống cấp không đảm bảo chất lượng nước.
“vào mùa khô, 3 xã phú ngọc, ngọc định, la ngà thiếu nước nghiêm trọng. ngoài ra, một số ấp vùng sâu, của các xã: phú tân, phú vinh, phú lợi, thanh sơn, suối nho… thiếu nước sạch dù có nơi có ctcn” - ông dương chia sẻ.
Tại H.Long Thành có 3 CTCN thì 1 công trình tại xã Bàu Cạn đã ngừng hoạt động, 2 công trình tại xã Bình Sơn và Bình An còn hoạt động nhưng chỉ đạt khoảng 40% so với công suất thiết kế. Tương tự, tại H.Trảng Bom, 2/4 công trình không còn hoạt động; H.Tân Phú 3/13 công trình không hoạt động.
Ông Trần Đình Minh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 89 CTCN sạch nông thôn. Trong đó 63 công trình hoạt động với công suất đạt khoảng 48% so với thiết kế và cấp nước cho khoảng 34% hộ dân toàn tỉnh. Có 26 công trình đã không hoạt động vì nguồn nước ngầm không ổn định và không đảm bảo về chất lượng; công trình đã hư hỏng, xuống cấp, vận hành không hiệu quả.
Việc chi ngân sách để xây dựng ctcn sạch cho người dân nhưng hiệu quả không cao sẽ dẫn đến lãng phí. vì thế, cần có giải pháp cải thiện hiệu quả công trình hoặc thanh lý để tránh lãng phí nguồn lực.
Bà vũ thị minh châu, chủ tịch ubnd h.trảng bom cho biết, nhiều năm qua, huyện kiến nghị thanh lý 2 ctcn không hoạt động trên địa bàn nhưng chưa được giải quyết. điều này dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai, tài sản của nhà nước mà người dân thêm phần bức xúc vì có công trình mà không có nước sạch sử dụng.
Toàn tỉnh hiện có 89 CTCN nông thôn. Trong đó, 19 CTCN hoạt động bền vững, 27 CTCN tương đối bền vững, 10 CTCN kém bền vững, 7 CTCN mới hoạt động và 26 CTCN không hoạt động. |
Ông ngô tấn tài, phó chủ tịch ubnd h.định quán cũng cho hay, huyện đã thống nhất chủ trương xin thanh lý 12 ctcn sạch nông thôn. lý do các công trình này tồn tại nhưng không hoạt động. việc thanh lý các công trình là giải pháp để địa phương thuận lợi mời dn đầu tư nước sạch cho người dân.
Theo Sở NN-PTNT, thời gian qua, một số địa phương kiến nghị thanh lý các CTCN không hoạt động, hiệu quả kém nhưng chưa giải quyết được. Lí do, các đơn vị được giao quản lý không có chứng từ hoặc quyết định bàn giao tài sản; vướng thủ tục xác định giá trị tài sản còn lại của công trình.
Liên quan đến ctcn nông thôn, phó chủ tịch ubnd tỉnh võ văn phi yêu cầu, ubnd các huyện, tp.long khánh rà soát, kiểm tra đánh giá hiện trạng toàn bộ ctcn được đầu tư từ ngân sách. lập hồ sơ đề xuất thanh lý những công trình không hoạt động; công trình hư hỏng, xuống cấp mà việc đầu tư sửa chữa nâng cấp không mang lại hiệu quả và không phù hợp với đề án cấp nước sạch giai đoạn 2021-2025 của tỉnh.