Khoa học hôm nay

Nắng nóng có xu hướng gia tăng tại các tỉnh Bắc Bộ trong tháng 5

Từ ngày 2 - 3/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có khả năng xuất hiện nắng nóng cục bộ; khoảng từ ngày 4 - 7/5, nắng nóng diện rộng.

từ ngày 2 - 3/5, khu vực tây bắc bắc bộ và vùng núi phía tây khu vực thanh hóa đến thừa thiên - huế có khả năng xuất hiện nắng nóng cục bộ; khoảng từ ngày 4 - 7/5, nắng nóng diện rộng.

Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+

Đề cập đến các hình thái thời tiết tháng 5, ngày 1-5, phó trưởng phòng dự báo khí hậu, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nguyễn đức hòa cho biết, từ ngày 1-5, vùng áp thấp nóng phía tây có xu hướng mở rộng dần về phía đông.

Từ ngày 2-3/5, khu vực tây bắc bắc bộ và vùng núi phía tây khu vực thanh hóa đến thừa thiên - huế có khả năng xuất hiện nắng nóng cục bộ. từ ngày 4-7/5, nắng nóng diện rộng.

"từ nửa cuối tháng 5, nền nhiệt có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ c. số ngày nắng nóng có xu hướng gia tăng trên khu vực bắc bộ, bắc và trung trung bộ so với năm 2022 và so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ", ông nguyễn đức hòa lưu ý.

Ông nguyễn đức hòa cảnh báo, do tác động của nắng nóng, tập trung nhiều ở khu vực bắc bộ và trung bộ, đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ ở khu vực dân cư, khu vực sản xuất do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. ngoài ra, trên phạm vi toàn quốc, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm tiếp tục xuất hiện như dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.

Trước hình thái thời tiết trên, chuyên gia khí tượng thủy văn khuyến cáo, người dân cần phải thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo trên website của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các đài khí tượng thủy văn tỉnh, thành phố, khu vực và trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống của trung ương và địa phương để chủ động ứng phó.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình trong những ngày nắng nóng, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong khung giờ từ 11-14h hằng ngày. Nếu có việc bắt buộc phải ra ngoài, phải dùng trang phục dài tay, dài chân và dùng nón che phủ đầu, mặt để che chắn cho da càng nhiều càng tốt.

Người dân cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hằng ngày, hằng giờ (tốt nhất là chọn các loại nước như nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…) để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi. đây chính là biện pháp đầu tiên, dễ thực hiện và rất hiệu quả để chống nắng nóng.

Ngoài ra, người dân cần ăn chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng và có sự thay đổi, luân phiên trong việc chế biến các món ăn; nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thức ăn nhiều nước; ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để chống nắng nóng...

Cùng với đó, ở phía nam, gió mùa tây nam có xu hướng bắt đầu hoạt động từ khoảng giữa tháng 5, mưa có xu hướng gia tăng trên khu vực, nắng nóng suy giảm dần tại khu vực nam bộ.

Thông tin về tình hình nhiệt độ, ông Nguyễn Đức Hòa cho rằng, nhiệt độ trung bình tháng 5 tại các khu vực trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ C, riêng khu vực Tây Bắc cao hơn 1,5 độ C.

Trong tháng 5, lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa phổ biến ở mức thấp hơn từ 10-30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế cao hơn 5-10% so với trung bình nhiều năm. Khu vực từ Đà Nẵng - Bình Thuận và Tây Nguyên thấp hơn từ 5-15%; riêng khu vực Nam Bộ ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1063031/nang-nong-co-xu-huong-gia-tang-tai-cac-tinh-bac-bo-trong-thang-5)

Tin cùng nội dung

  • Thế giới sinh vật, động vật và con người hoạt động và phát triển đều chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết rõ rệt. Ở người, ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết khác nhau giữa người trẻ và người cao tuổi (NCT) do đặc điểm sinh học của lứa tuổi này.
  • Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp (THA) nhưng người cao tuổi (NCT) có tỷ lệ mắc cao hơn. Theo thống kê, gần ¾ là người ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị THA.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Tôi bị bệnh tim mạch, nghe nói người bị bệnh này phải cảnh giác khi thời tiết thay đổi nhất là tháng 3 khi có mưa rào.
  • Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
  • Thời tiết chuyển mùa, viêm xoang rất dễ mắc phải và rất hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính.
  • Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... là cơ hội cho những bệnh dị ứng phát triển, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Em bị ngứa ở mặt, một đốm ngứa ở bả vai và ngứa từ vùng bụng xuống đến đầu gối. Ngứa nhất là khi trời mưa, trời lạnh và nắng nóng...
  • Thời tiết đang chuyển mùa cộng với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY