Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nắng nóng là thời điểm trẻ bị tiêu chảy, nhất định bố mẹ cần phải biết 3 điều để phòng bệnh cho con và tránh sai lầm khi chăm con

(Tổ Quốc) - Thời tiết nắng nóng là thời điểm nhiều trẻ mắc bệnh tiêu chảy. Theo các chuyên gia khi trẻ bị tiêu chảy bố mẹ nên biết điều sau.

Tránh dùng Thu*c tiêu chảy cho trẻ em

Thời tiết nắng nóng là thời điểm trẻ bị tiêu chảy rất nhiều do thức ăn, đồ uống rất dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy.

Theo bs phí xuân thi - bác sĩ chuyên khoa nhi bệnh viện sản nhi quảng ninh, đối với trẻ sơ sinh và nhũ nhi, tiêu chảy có nghĩa là số lần đi cầu nhiều hơn hoặc đại tiện nhiều nước hơn bình thường. trẻ có thể đi cầu gấp đôi số lần so với bình thường (ở trẻ sơ sinh, phân có thể màu vàng, xanh hoặc nâu. chúng cũng có thể trông giống như có hạt trong đó). trẻ lớn hơn gọi là tiêu chảy khi đại tiện từ 3 lần một ngày trở lên, phân lỏng.

Theo bs phí xuân thi các nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất ở trẻ em do virus, vi khuẩn, tác dụng phụ của kháng sinh, ký sinh trùng... ngoài ra còn nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy khác như nhiễm trùng các cơ quan, nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa, các nguyên nhân gây viêm, nguyên nhân "giải phẫu" (lồng ruột, phình đại tràng, bán tắc ruột,…), thức ăn...

Để điều trị tiêu chảy cho trẻ uống đầy đủ nước và các chất lỏng khác. quan trọng nhất trong tiêu chảy ở trẻ chính là nước và điện giải. các bác sĩ sẽ khuyên cho trẻ dùng dung dịch oresol (ors) theo nhu cầu của trẻ hoặc theo mức độ trẻ bị mất nước. trong một số trường hợp nặng, cần phải nhập viện để truyền dịch.

Đặc biệt, tránh dùng Thu*c tiêu chảy cho trẻ em. chúng thường không cần thiết, và có thể không an toàn (chỉ uống Thu*c khi có chỉ định của bác sĩ).

Trẻ ăn, uống gì và không nên ăn gì khi bị tiêu chảy?

Theo bs phí xuân thi trẻ bị tiêu chảy có thể tiếp tục ăn một chế độ ăn bình thường với những thực phẩm như: thịt nạc, gạo, khoai tây, bánh mì, sữa chua, hoa quả, rau, sữa ( trừ khi trẻ có vấn đề tiêu hóa với sữa: như dị ứng đạm sữa, rối loạn hấp thu đường…).

Những loại thực phẩm và đồ uống trẻ nên tránh đó là thực phẩm giàu chất béo, không uống nhiều đường và các loại đồ uống thể thao.

Phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ

Theo bs phí xuân thi hầu như không thể phòng ngừa được tiêu chảy ở em. nhưng có một số cách có thể làm giảm bớt tần suất tiêu chảy ở trẻ đó là:

- hãy hướng dẫn trẻ rửa tay, hoặc rửa tay thường xuyên cho trẻ đúng cách, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. rửa tay là cách tốt nhất để ngăn ngừa tiêu chảy nhiễm khuẩn lây truyền. bàn tay bẩn chứa vi trùng ở các móng tay, ngón tay. khi trẻ cho tay lên cắn, hoặc mút có thể đưa vi trùng vào cơ thể.

- Giữ và lau dọn sạch sẽ phòng tắm như bồn rửa tay, nhà vệ sinh, vòi xịt, tay nắm cửa

- Rửa trái cây và rau quả trước khi ăn.

- Làm sạch bếp và các dụng cụ nấu ăn, đặc biệt là sau khi sử dụng chế biến thực phẩm tiêu sống, gia cầm.

- Làm lạnh thịt càng sớm càng tốt sau khi mua ngoài chợ hay siêu thị. Nấu chín trước khi ăn. Làm lạnh tất cả các thức ăn thừa càng sớm càng tốt.

- Tránh rửa lồng thú- vật nuôi, hoặc bát trong cùng một bồn mà bạn sử dụng để chuẩn bị thức ăn. Cố gắng giữ cho khu vực nuôi thú cưng tách biệt với không gian ăn uống trong gia đình.

Xem thêm TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIÊU CHẢy Ở TRẺ tại đây.

MT

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/nang-nong-la-thoi-diem-tre-bi-tieu-chay-nhat-dinh-bo-me-can-phai-biet-3-dieu-de-phong-benh-cho-con-va-tranh-sai-lam-khi-cham-con-22202010617527543.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Thiên chức làm cha, làm mẹ là món quà vô cùng ý nghĩa mà trời đất ban tặng. Các mẹ phải chăm sóc bản thân và em bé thật tốt.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY