Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nắng nóng: Uống nước đá, ăn nhiều món lạnh sẽ giết hại gan, làm tê não

Thường xuyên ăn, uống nước đá, thực phẩm lạnh có thể dẫn đến sự suy giảm các cơ quan như lá lách, gan hoặc tuyến tụy. Điều đó là do lưu lượng máu bị hạn chế khi cơ thể hoạt động để làm nóng những thức ăn lạnh đủ đến mức nhiệt cần để tiêu hóa nó.

Bệnh Tim Mạch nặng đến mấy cũng thuyên giảm sau 7 ngày nhờ mẹo hay nàyBệnh Tim Mạch nặng đến mấy cũng thuyên giảm sau 7 ngày nhờ mẹo hay nàyTin tài trợ

Giữa ngày nóng nực, uống một cốc nước nhiều đá mát lạnh hay thưởng thức một cây kem ốc quế lạnh tê lưỡi… quả thật đem lại cho chúng ta cảm giác sảng khoái vô cùng. Nhưng có một sự thật chúng ta không thể phớt lờ, đó là ăn đồ lạnh không hề tốt cho sức khỏe.

Tê não thường không gây ra thiệt hại lâu dài nhưng bất kỳ đau đớn nào cũng khiến hormone căng thẳng được giải phóng và theo thời gian, căng thẳng quá mức có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Tê não xảy ra khi thức ăn lạnh chạm vào một nhóm các dây thần kinh ở phía sau vòm miệng, sau đó gửi tín hiệu gây ra cơn đau đầu. Điều đáng chú ý là nhóm dây thần kinh này cũng liên quan đến chứng đau nửa đầu và khi bị tê não, cơn đau sẽ biến mất khi bó dây thần kinh đó nóng lên. Vì lý do đó, một số người mắc chứng đau nửa đầu cố tình gây ra tình trạng tê não khi họ bị đau đầu. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp nên áp dụng và nó cũng không hiệu quả với tất cả mọi người.

Nắng nóng: Uống nước đá, ăn nhiều món lạnh sẽ ‘giết hại’ gan, làm tê não - ảnh 1Tê não xảy ra khi thức ăn lạnh chạm vào một nhóm các dây thần kinh ở phía sau vòm miệng, sau đó gửi tín hiệu gây ra cơn đau đầu. Điều đáng chú ý là nhóm dây thần kinh này cũng liên quan đến chứng đau nửa đầu và khi bị tê não, cơn đau sẽ biến mất khi bó dây thần kinh đó nóng lên. Ảnh minh họa: Internet

Bởi vì thức ăn lạnh có thể không được tiêu hóa đúng cách, nếu ăn nhiều sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và báo hiệu cho cơ thể cần nhiều thức ăn hơn. Lúc này, bạn dễ rơi vào tình trạng ăn vặt không kiểm soát làm tăng cân ngoài ý muốn. Gan bị quá tải cũng sẽ lưu trữ nhiều chất béo hơn.

Uống nước đá lạnh thường xuyên gây suy giảm miễn dịch khiến bạn dễ bị cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm khác.

Uống nước lạnh ngay sau bữa ăn cũng sẽ gây hại đến hệ tiêu hoá của bạn. Khi uống nước lạnh, các mạch máu bị co lại khiến cho việc tiêu hóa gặp khó khăn, đặc biệt khi bạn vừa ăn các thực phẩm nhiều chất béo. Nên uống nước ấm sau khi ăn, điều này giúp bạn tiết chế cảm giác thèm ăn cũng như kích thích sự tiêu mỡ hiệu quả hơn.

Nắng nóng: Uống nước đá, ăn nhiều món lạnh sẽ ‘giết hại’ gan, làm tê não - ảnh 2Theo nghiên cứu khoa học, khi ăn thức ăn hay đồ uống lạnh, cơ thể phải tiêu tốn nhiều năng lượng để cân bằng nhiệt độ làm cho quá trình lão hóa nhanh hơn, mỡ dễ tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến nội tạng. Ảnh minh họa: Internet

Theo nghiên cứu khoa học, khi ăn thức ăn hay đồ uống lạnh, cơ thể phải tiêu tốn nhiều năng lượng để cân bằng nhiệt độ làm cho quá trình lão hóa nhanh hơn, mỡ dễ tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến nội tạng.

Uống nước ở nhiệt độ bình thường làm kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng uống nước đá lạnh có thể gây táo bón. Uống nước lạnh khi ăn làm cho thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, gây ra táo bón.

Mục đích chính của việc uống nước là tăng cường quá trình bù nước trong cơ thể. Nhưng uống nước lạnh làm chậm quá trình này. Bởi lượng nước cơ thể hấp thụ cần có nhiệt độ thích hợp. Nhưng uống nước lạnh có thể gây ra mất nước và mất năng lượng.

Nắng nóng: Uống nước đá, ăn nhiều món lạnh sẽ ‘giết hại’ gan, làm tê não - ảnh 3Kem hoặc kem đá khi bạn dùng có thể có tác dụng tương tự như nước đá lạnh. Điều này sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu. Ảnh minh họa: Internet

Những món ăn để trong tủ lạnh sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập nếu bạn không bảo quản và hâm lại đúng cách. Việc không đậy nắp thức ăn thừa, để thức ăn sống chung với thức ăn chín,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vì ngăn mát của tủ lạnh chỉ làm vi khuẩn ngưng hoạt động chứ không giết ch*t vi khuẩn hoàn toàn.

Theo thời gian, việc tiếp xúc liên tục với thực phẩm lạnh có thể dẫn đến sự suy giảm các cơ quan như lá lách, gan hoặc tuyến tụy. Điều đó là do lưu lượng máu bị hạn chế khi cơ thể hoạt động để làm nóng những thức ăn lạnh đủ đến mức nhiệt cần để tiêu hóa nó. Các cơ quan này cũng có thể không nhận được nhiều năng lượng ở mức cần thiết để vận hành hiệu quả các chức năng trong quá trình tiêu hóa.

Các vấn đề sức khỏe chưa xuất hiện ngay bây giờ khi bạn đang thưởng thức một ly sinh tố trái cây mát lạnh trong mùa hè nóng nực. Nhưng có lẽ bạn sẽ bắt đầu tập ăn uống thức ăn ở nhiệt độ phòng và lưu trữ trái cây, rau quả trong khay đựng thông thường thay vì tủ lạnh khi biết đó là cách dễ dàng để giữ cho toàn bộ cơ thể hoạt động tối ưu khi bạn già đi.

Nắng nóng: Uống nước đá, ăn nhiều món lạnh sẽ ‘giết hại’ gan, làm tê não - ảnh 4Uống nước đá có thể khiến nhịp tim của bạn giảm xuống. Điều này là do tĩnh mạch thần kinh ở phía sau cổ và hệ thống thần kinh tim bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh giảm đột ngột. Ảnh minh họa: Internet

Uống nước đá lạnh có thể làm bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn. Nhưng nó thực sự làm cạn kiệt năng lượng của bạn về lâu dài. Điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước lạnh. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng.

Uống nước đá có thể khiến nhịp tim của bạn giảm xuống. Điều này là do tĩnh mạch thần kinh ở phía sau cổ và hệ thống thần kinh tim bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh giảm đột ngột.

Kem hoặc kem đá khi bạn dùng có thể có tác dụng tương tự như nước đá lạnh. Điều này sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu.

61% người thích ăn gỏi nhiễm loại sán gây xơ gan, ung thư đường mật

Theo viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng t.w (bộ y tế), tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ (liên quan thói quen ăn gỏi cá) ở một số tỉnh rất cao. năm 2018, tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ tại hòa bình là 24,4%; nam định 11,8%; ninh bình 21%; thanh hóa 21,6%; phú yên 15,3%.

Dấu hiệu trẻ bị viêm não, cha mẹ cho đến viện khám ngay kẻo ‘muộn’

Đang vào mùa viêm não, các bác sĩ khuyến cáo nếu trẻ sốt cao, co giật, nôn vọt không liên quan đến bữa ăn và có dấu hiệu rối loạn ý thức, cha mẹ cần cho con đến ngay cơ sở y tế vì đó là dấu hiệu của viêm não, rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Mướp không chỉ là rau, ăn đúng cách còn chữa đủ bệnh 'tốt hơn thần dược'

Mướp không chỉ là món ăn mà còn là vị Thu*c chữa được nhiều bệnh. Các bộ phận của mướp đều có thể dùng làm vị Thu*c chữa bệnh rẻ, hiệu quả mà không có bất kì tác dụng phụ nào.

Bộ Y tế cảnh báo 6 thực phẩm quảng cáo L*a đ*o như Thu*c chữa bệnh

Qua hậu kiểm việc quảng cáo bảo vệ sức khỏe trên internet và môi trường mạng, cục an toàn thực phẩm- bộ y tế đã phát hiện 6 sản phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm quy định về quảng cáo, quảng cáo như Thu*c chữa bệnh.

Việt Nam còn bao nhiêu người đang cách ly y tế phòng chống COVID-19

Theo Bộ Y tế, tính đến 18 giờ ngày 31/5, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 7.870 người. 49 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại 8 bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong tình trạng sức khỏe cơ bản ổn định.

Quảng An (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nang-nong-uong-nuoc-da-an-nhieu-mon-lanh-se-giet-hai-gan-lam-te-nao-1666808.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY