Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nấu cơm bằng loại nước này sẽ tốt hơn gấp bội dùng nước lọc, ngừa được cả lão hóa lẫn ung thư, tim mạch

Nấu cơm đơn giản bằng nước lọc là đã đủ để cơm thơm ngon và dồi dào dinh dưỡng, nhưng bạn có biết rằng ở Trung Quốc có lưu truyền một kiểu nấu cơm siêu hay, siêu bổ dưỡng đó là: Dùng nước trà để nấu cơm.

Cơm là nguồn lương thực chính đối với nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam và Trung Quốc. Thông thường, nấu cơm đơn giản bằng nước lọc là đã đủ để cơm thơm ngon và dồi dào dinh dưỡng, nhưng bạn có biết rằng ở Trung Quốc có lưu truyền một kiểu nấu cơm siêu hay, siêu bổ dưỡng đó là: Dùng nước trà để nấu cơm.

nau-com2-1474761055.jpeg

Dùng nước trà để nấu cơm.

Tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc từng viết về cơm nấu nước trà, nói trong sách y học cổ "Bản thảo thập di" có đoạn viết rằng "nếu dùng trà lâu dài có thể làm cho cơ thể mảnh mai, khỏe khoắn". Trong thời Đường, món cơm nấu nước trà cũng từng được ca tụng rất nhiều vì những lợi ích sức khỏe, điều này cho thấy việc nấu cơm bằng nước trà đã là một phong tục dân gian đã được lưu truyền hàng nghìn năm tại Trung Hoa, có ý nghĩa trong Y học cổ truyền Trung Quốc.

Cách nấu cơm bằng nước trà như sau: Ngâm trà khô vào nước nóng. Sau đó đổ một lượng nước trà vào cơm, hoà thêm cùng nước lọc để nấu cơm như bình thường.

Dùng nước trà để nấu cơm, chúng ta sẽ nhận được những lợi ích gì cho sức khỏe?

1. Phòng và điều trị các bệnh tim mạch

Nước trà xanh có công dụng loại bỏ dầu nhờn, làm sạch miệng, làm tan thức ăn, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, trong nước trà chứa tới 70-80% chiết xuất polyphenol, nghiên cứu cho thấy chất polyphenol trong trà có thể nâng cao khả năng phục hồi của vi mạch máu, ngăn chặn vỡ mao mạch và chảy máu. Hơn nữa, chất polyphenol có thể làm giảm cholesterol máu, ức chế xơ vữa động mạch. Người trung niên và người già thường xuyên ăn cơm nấu trà có tác dụng làm mềm mạch máu, hạ lipid máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

2rr600007373q6997p37.jpeg

2. Phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa

Các amin và nitrit có nhiều trong thực phẩm, chúng rất dễ tạo ra các nitrosamine gây ung thư. Polyphenol trong trà có thể ngăn chặn sự tổng hợp nitrosamine trong cơ thể con người, do đó đạt được mục đích ngăn ngừa và điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

3. Phòng chống đột quỵ, chống lão hóa

Axit tannic trong trà và gạo là một loại polyphenol, có thể ức chế sự hình thành lipid bị oxy hóa và loại bỏ các enzym hoạt động, có thể giữ cho mạch máu đàn hồi, do đó ngăn ngừa đột quỵ và chống lão hóa.

4. Bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu răng

Florua có trong trà có tác dụng làm trắng và sạch răng. Khi nấu cơm bằng một lượng nước trà nhất định có thể tăng cường độ dẻo dai và khả năng kháng axit của răng, đồng thời ngăn ngừa được sự xuất hiện của sâu răng.

5. Hỗ trợ tiêu hóa

Nước trà có thể hòa tan chất béo trong thức ăn, các chất phenol trong nước trà có thể thúc đẩy quá trình sản sinh ra các enzym tiêu hóa của con người khi vào cơ thể con người. Vì vậy, những người mắc chứng khó tiêu có thể dùng trà xanh nấu cơm giúp tiêu hóa tốt.

6. Giảm lượng đường trong máu

Các polysaccharid trong trà có thể làm giảm sản xuất gluconeogenes và glycogen bằng cách tăng cường chức năng chống oxy hóa của cơ thể và tăng cường hoạt động glucokinase của gan, do đó làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.

7. Cơm nấu nước trà giảm mỡ máu

Món cơm nấu trà giàu statin, có tác dụng chống peroxy hóa lipid, có thể làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp, cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu người, từ đó làm giảm mỡ máu hiệu quả.

2rr10002n1o34o0qn988.jpeg

Lưu ý: Không nên để bã trà rơi vào cơm, không nên dùng quá nhiều trà khi nấu cơm, không dùng trà hãm qua đêm để nấu cơm. Khi ăn cơm nấu trà nên dùng các thực phẩm có độ đạm và sắt cao.

Nguồn: People, KKnews

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nau-com-bang-loai-nuoc-nay-se-tot-hon-gap-boi-dung-nuoc-loc-ngua-duoc-ca-lao-hoa-lan-ung-thu-tim-mach-20210501192241371.chn)

Tin cùng nội dung

  • Lạc không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn mà ăn lạc còn có thể ngăn ngừa được một số bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư.
  • Những nghi vấn truyền tai nhau: bột sắn dây hại dạ dày? bột sắn dây gây sỏi thận? bột sắn dây uống với mật ong gây ch*t người... thực hư ra sao?
  • Không chỉ giúp làm mát cơ thể vào mùa hè, quả roi (mận) còn rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, chống nhiễm trùng, điều trị tiêu chảy, đầy hơi và ngăn ngừa ung thư.
  • Thanh long ruột đỏ là một trong những loại trái cây có thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp, đặc biệt là với chị em phụ nữ.
  • Với hương vị ngọt thơm, xoài là trái cây yêu thích của nhiều người. Đây là thực phẩm tuyệt vời bởi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm đẹp, chống lão hóa.
  • Tỏi từ lâu được biết đến là loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, gần đây có nhiều lời đồn thổi cho rằng tỏi mọc mầm là “thần dược” chữa được bệnh ung thư.
  • Nắn măng cụt thấy mềm đều là quả chín vừa ăn, nếu vỏ cứng là quả còn non, lớp thịt sẽ bị sượng, còn nếu chỗ mềm chỗ cứng là quả non nhưng có khả năng đã bị hỏng.
  • Củ hành quen thuộc trong bếp làm gia vị thật tuyệt, nhưng tuyệt hơn nữa là nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Theo Đông y, quả sim có vị ngọt, chát, tính bình có tác dụng hành huyết, chỉ huyết, bổ huyết, hoạt lạc.
  • Theo Đông y, các món ăn lấy bí đỏ làm nguyên liệu giúp làm dịu cơn nhức đầu, tăng cường trí nhớ, giúp xương cốt chắc khỏe Không chỉ có mặt trong các thực đơn ở gia đình, nhà hàng, bí đỏ còn được dùng như một loại mỹ phẩm giúp đẹp da, chống lão hóa, đồng thời là “dược liệu” giúp phòng trị một số bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY