Mì tôm là món ăn rất tiện lợi được nhiều người ưa chuộng bởi giá thành rẻ, hương vị đa dạng lại dễ chế biến. tuy nhiên bản thân mì tôm là món ăn không hề tốt cho sức khỏe bởi hàm lượng muối cao, được chiên qua dầu lại không có chất dinh dưỡng. một số mẹo sau giúp bạn nấu được mì tôm thơm ngon mà vẫn bổ dưỡng.
1. đổ nước nấu mì lần đầu tiên
Thêm rau và tkhi nấu nước sôi và cho vào mì, bạn khoan cho gói gia vị vào vội. sau khi mì tương đối nở, hãy đổ nước mì đầu tiên và nấu một nồi nước sôi khác để dùng chung với mì sau đó. làm như vậy sẽ giúp bạn giảm khá nhiều lượng dầu và muối dư trong mì. đồng thời bên ngoài sợi mì bao phủ lớp sáp dầu rất lớn (vì chúng được chiên sẵn trong quá trình sản xuất) gây khó tiêu và hại cơ thể mà chúng ta phải nấu nhiều lần mới có thể loại bỏ được chúng.
Ảnh minh họa.
2. Thêm rau và thịt nạc
Trongmì ăn liềnchứa nhiều cácbohydrat nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. điều này khiến cơ thể bạn dễ lâm vào trạng thái mất cân bằng dinh dưỡng đồng thời có nguy cơ bị béo bụng do tiêu thụ phải quá nhiều tinh bột. thế nên việc thêm một số loại rau và thịt nạc có thể bổ sung những chất cần thiết này, giúp cân bằng dinh dưỡng hơn cho bạn. đồng thời, những món ăn này cũng khiến tô mì của bạn trở nên ngon miệng hơn rất nhiều.
3. Chỉ nêm một nửa gói gia vị
Gói gia vị nêm mì thường chứa rất nhiều bột ngọt và một lượng lớn muối rất có hại cho sức khỏe của bạn. thế nên bạn nên hạn chế dùng chúng hay chỉ dùng phân nửa là đã đủ để thưởng thức hương vị đậm đà, mà không quá ảnh hưởng đến cơ thể.
Đồng thời, một số bạn có thói quen cho gia vị sẵn trong mì và sau đó đổ nước sôi vào. đây cũng là một cách làm khiến bạn tự động "nạp chất độc" vào cơ thể. bởi lẽ khi gặp nước sôi, bột ngọt trong gia vị (chủ yếu là monosodium glutamate) sẽ bị biến đổi cấu trúc phân tử và hóa thành chất độc. vì vậy cách ăn an toàn nhất cho bạn chính là nên đợi nước nguội bớt hoặc sợi mì hơi chín thì mới nêm gia vị vào.
Một số tác hại của mì tôm nếu ăn quá nhiều:
Gây béo phì
Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tớibéo phìnhư tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
Gia tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết vàthúc đẩy lão hóa.
Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa
Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…
Gây ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.
Ngoài ra ăn quá nhiều mì tôm còn có thể gây nóng trong, nổi mụn và các vấn đề về thận.
Theo Khỏe và đẹp
Link bài gốc Lấy link
http://www.khoevadep.com.vn/nau-mi-goi-theo-cach-nay-khong-nhung-het-doc-hai-lai-con-thom-ngon-nhieu-dinh-duong-chi-em-nhat-dinh-phai-nho-d204858.htmlTheo Khỏe và đẹp