Dinh dưỡng hôm nay

Nên ăn gì sau ngộ độc thực phẩm?

Biểu hiện sau khi bị ngộ độc thực phẩm thường sẽ bị nôn, tiêu chảy, đó là những phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại chất độc ra khỏi cơ thể.

Những thực phẩm nên dùng

Bù nước và chất lỏng: Nôn và tiêu chảy không chỉ làm cơ thể mệt mỏi và suy yếu mà chúng còn làm mất nước và các chất điện giải quan trọng đối với cơ thể. Do vậy, nguyên tắc là phải bù đủ nước và các chất điện giải bằng cách uống oresol, ngoài ra có thể uống nước lọc, nước trà, nước trái cây, nước canh.

Ăn trái cây: Trái cây bao gồm các carbohydrate phức tạp và đường tự nhiên cung cấp cho cơ thể năng lượng. Nhưng không phải loại trái cây nào cũng sẽ có lợi cho cơ thể sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Nên lựa chọn chuối và ăn ít một sẽ giúp làm dịu dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn.

Ăn cơm hoặc cháo trắng: Cơm gạo trắng là thức ăn hoàn hảo sau ngộ độc thực phẩm do không kích thích dạ dày và đủ năng lượng cho cơ thể.

Súp cà rốt: Súp cà rốt sẽ cung cấp năng lượng và giúp ổn định dạ dày. Đây là một trong những thực phẩm được chọn lựa khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc bổ sung. Các pectin có trong cà rốt cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy.

Gừng, mật ong, chanh đều là các thực phẩm có lợi cho đường ruột sau ngộ độc thực phẩm.

Bánh mỳ nướng: Bên cạnh cơm hay cháo trắng, bánh mỳ là thực phẩm dễ dung nạp có thể đưa vào thực đơn.

Gừng: Sử dụng gừng theo một số cách để giúp giảm bớt hậu quả của ngộ độc thực phẩm như uống trà gừng kết hợp một vài giọt nước gừng với một ít mật ong pha vào cốc nước để uống hoặc ngậm và nhai vài lát gừng tươi.

Mật ong: Mật ong là một lựa chọn tốt để ăn bởi có thể giải quyết hậu quả của ngộ độc thực phẩm. Trong mật ong có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, điều trị tốt cho chứng khó tiêu. Có thể dùng 1 thìa mật ong ở dạng nguyên chất hoặc bỏ vào một cốc trà nóng rồi uống.

Chanh: Chanh có tính kháng khuẩn, có tác dụng chống viêm mạnh và chống lại virut, có thể diệt vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm. Vài cốc nước chanh ấm sau khi ngộ độc thực phẩm sẽ có tác dụng hữu hiệu.

Lá húng quế: Loại rau thơm này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu khi bạn bị ngộ độc thức ăn. Có thể lấy nước ép lá húng quế pha với một thìa mật ong để uống trong ngày.

Những thực phẩm nên tránh

Ngoài những gì cần ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm, cũng nên biết tránh ăn gì sau khi ngộ độc thực phẩm để không làm tình trạng xấu đi.

Các sản phẩm sữa: Khi dạ dày bị tổn thương, cơ thể tạm thời không dung nạp lactose - một chất có trong sữa, do đó nên tránh uống sữa trong vài ngày.

Thức ăn cay hoặc béo: Những thực phẩm này có xu hướng làm trầm trọng thêm rối loạn dạ dày - ruột vốn đang bị thương tổn sau ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, cũng nên loại bỏ các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như hạt, ngũ cốc, cam quýt và trái cây có vỏ. Các thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ gây áp lực lên dạ dày của bạn.

Cà phê và rượu: Cả hai loại đồ uống này đều khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và cơ thể thêm mất nước.

BS. Thanh Hoài

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nen-an-gi-sau-ngo-doc-thuc-pham-n150758.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY