Dinh dưỡng hôm nay

Nên ăn nhưng món gì để giải độc rượu?

(MangYTe)- Khi uống rượu, cơ thể có thể sẽ bị mất nước qua đường mồ hôi, đường tiểu, nôn… nên cần uống nhiều nước hơn để phòng rối loạn nước điện giải.

Theo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, thành phần chính của rượu, bia là ethanol, nếu hàm lượng ethanol trong máu cao sẽ làm cho bạn cảm thấy choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, mất tự chủ thậm chí hôn mê. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc của người sử dụng rượu bia.

Ngoài ra, khi rượu đi qua gan sẽ gặp hai chất xúc tác ADH và ALDH. ADH chuyển đổi rượu thành acetaldehyde (Acetic aldehyde, Ethanol, Ethyl aldehyde). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ acetaldehyde cao dẫn đến suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, khô miệng, mệt mỏi và kiệt sức. Lâu dài acetaldehyde là chất sẽ sinh ung thư.

Do đó, để phụ hồi sức khỏe và bảo vệ gan, cơ quan thải độc trọng yếu của cơ thể, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe đã chỉ ra một số món ăn, nước uống đơn giản tốt cho người sau khi uống rượu, bia.

Trứng gà: Theo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, trứng gà luộc hoặc nấu cháo trứng gà khoảng hai trứng, rất tốt cho người sau khi uống rượu bia. Điều này là nhờ vào một acid amine gọi là L-cysteine giúp loại bỏ acetaldehyde còn tồn đọng trong cơ thể, do đó cơ thể sẽ mất đi cảm giác mệt mỏi khó chịu.

Ăn cháo loãng hoặc súp nóng rau củ: Ngoài ra, người sau khi uống rượu, bia cũng có thể ăn cháo loãng, súp nóng rau củ, hoặc ăn canh khổ qua nhân thịt nạc (hoặc tôm), canh kim chi nấu thịt bò (thịt heo nạc)… để giảm bớt sự mệt mỏi của cơ thể do thức uống có cồn gây ra.


Người sau khi uống rượu, bia cũng có thể ăn cháo loãng, súp nóng rau củ… để giảm bớt sự mệt mỏi của cơ thể do thức uống có cồn gây ra. Ảnh: Internet

Nước vắt gừng tươi (50 g): Theo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, gừng giúp tăng tuần hoàn máu đến thận và da, nên thải rượu nhanh qua đường tiểu và mồ hôi.

Nước cam pha mật ong: Nước uống này cung cấp đường fructose giúp bổ sung nước và chống hạ đường huyết thường xuất hiện ở người say rượu.

Bên cạnh đó, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe cũng lưu ý khi uống rượu, cơ thể có thể sẽ bị mất nước qua đường mồ hôi, đường tiểu, nôn… nên cần uống nhiều nước hơn để phòng rối loạn nước điện giải.

“Song, người tiêu dùng tuyệt đối không được uống nước có gas vì sẽ tạo ra lượng khí carbon dioxide trong dạ dày và ruột gây tăng hấp thu nhanh rượu bia vào máu”, trung tâm khuyến cáo.

Ngoài ra, trung tâm cũng cho biết người uống rượu, bia cũng không nên uống khi bụng đói, bởi lượng lớn rượu, bia sẽ bị hấp thu nhanh vào máu khi dạ dày rỗng. Thêm vào đó, uống rượu nhanh vào dạ dày gây kích thích niêm mạc dạ dày và tổn thương hàng rào bảo vệ niêm mạc là chất nhày.

HẠ QUYÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/an-sach-song-khoe/nen-an-nhung-mon-gi-de-giai-doc-ruou-883570.html)

Tin cùng nội dung

  • Lựa chọn các loại nước ép rau giúp giải nhiệt mùa hè và phòng bệnh sẽ là một biện pháp hữu hiệu.
  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY