Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nên làm gì sau khi lỡ đánh con?

Sau khi đánh trẻ, cha mẹ có thể thẳng thắn thừa nhận hành vi không phù hợp của mình với con. Sau đó, cùng con thảo luận về cách ứng xử phù hợp trong gia đình.

Trẻ sẽ tổn thương sau khi bị cha mẹ đánh. Ảnh minh họa.

Áp lực do đại dịch

Đánh trẻ không bao giờ là một hình thức kỷ luật được khuyến khích. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục này vẫn xảy ra, đặc biệt là trong thời điểm căng thẳng khi đại dịch bùng phát. Trước nỗi sợ hãi, giãn cách xã hội và khó khăn về kinh tế, xung đột tại các gia đình ngày một tăng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) nhận thấy, căng thẳng do đại dịch đã ảnh hưởng đến các gia đình. Đại dịch cũng gây ra nhiều vấn đề hơn khi mọi người ở nhà.

Cuộc khảo sát trực tuyến vào tháng 3/2020 cho thấy, 1/5 phụ huynh đã đánh hoặc tát con ít nhất một lần trong hai tuần. Trong khi đó, 12% người thú nhận đã làm điều đó vài lần. 4 trong số 10 phụ huynh cho biết đã la hét, quát mắng con vài lần trong tuần.

Các phụ huynh phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, lo lắng mắc Covid-19, không đủ khả năng chăm sóc con, đối phó với khó khăn khi trẻ tham gia lớp học trực tuyến và cố gắng giữ sức khỏe cho gia đình.

Đôi khi, sự căng thẳng có thể dẫn đến các phương pháp kỷ luật ngoài ý muốn. Đó có thể là một cái tát nhẹ vào tay trẻ sau cơn giận dữ, một cái đập vào trẻ bằng dép. Đó có thể là lời mắng hoặc la hét với con trong thời điểm thất vọng và căng thẳng.

Theo Viện Brookings, vào năm 2012, hơn 70% người Mỹ đồng ý rằng: “Đôi khi, cần phải kỷ luật một đứa trẻ”.

Đánh trẻ gây ảnh hưởng thế nào?

Học viện nhi khoa mỹ phản đối việc các phụ huynh đánh con. tổ chức này khuyến cáo, cha mẹ nên sử dụng các chiến lược kỷ luật hiệu quả như: khen ngợi những hành vi tốt, phớt lờ thói xấu, cũng như trở thành tấm gương cho trẻ. đánh con có thể là kết quả của sự thất vọng, đặc biệt là với tất cả những yếu tố gây căng thẳng hiện nay. tuy nhiên, hành vi này có thể gây ra nhiều hệ lụy hơn cho trẻ, thay vì đơn giản là những cơn đau.

Ông Michael Merzenich - Tiến sĩ thần kinh học, Giáo sư danh dự tại Đại học California, San Francisco - cho biết, việc bị đánh có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đối với chức năng điều hành, kỹ năng nhận thức, bao gồm trí nhớ, tư duy linh hoạt và tự chủ.

Trong khi đó, bác sĩ tâm thần Dan Siegel - đồng Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức Tư duy thuộc Đại học California tại Los Angeles (UCLA) - chia sẻ: “Bộ não của trẻ nói, hãy chạy trốn khỏi những gì có thể làm chúng tổn thương. Song, não của trẻ cũng nói rằng, chúng phải tiến về phía người chăm sóc mình”.

Nói cách khác, bằng cách đánh con, cha mẹ đang dạy chúng tiếp tục tìm kiếm tình yêu thương từ những người đã làm trẻ tổn thương. theo chuyên gia này, đó là điều không cha mẹ nào mong muốn.

Cha mẹ có thể tìm đến chuyên gia trị liệu. Ảnh minh họa.

Để không đánh con

Các chuyên gia cho rằng, có nhiều cách để cha mẹ ngăn chặn hoàn toàn tình huống đánh con. theo tiến sĩ merzenich, khi tức giận, não của mọi người sẽ hoạt động tích cực trong 1 - 3 phút.

“Điều đơn giản nhất mà một người có thể làm là sẵn sàng đợi khi chúng ta nổi điên. Hãy để điều đó trôi qua. Hãy phát triển thói quen như vậy”, ông Merzenich gợi ý.

Bên cạnh đó, việc hiểu điều gì đang kích hoạt phản ứng của bản thân cũng vô cùng quan trọng. khi tức giận, cha mẹ có thể vô tình phản ứng dựa trên kinh nghiệm thời thơ ấu của chính họ về kỷ luật.

“Ví dụ, khi phụ huynh đánh con, điều đó thường xuất phát từ chấn thương và nỗi sợ hãi của chính họ. Những trải nghiệm đó được kích hoạt khi họ thấy con mình cư xử theo cách có thể khiến chúng gặp nguy hiểm”, Trina Greene Brown - nhà hoạt động và người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Parenting for Liberation, cho biết.

Tìm cách để bình tĩnh lại cũng là một ý kiến tuyệt vời. Tiến sĩ Merzenich gợi ý, phụ huynh có thể tập thiền. Bên cạnh đó, việc ngồi thiền cùng nhau có thể giúp các thành viên trong gia đình gắn kết, giải tỏa căng thẳng. Đồng thời, giúp trẻ nhận thức được suy nghĩ và cảm xúc của chính mình.

Trong trường hợp căng thẳng, phụ huynh cũng có thể bày tỏ cảm xúc với chồng/vợ. Anita Bhatia - Phó Giám đốc điều hành Tổ chức Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ - cho biết: “Phụ nữ phải yêu cầu bạn đời gánh vác trách nhiệm chăm sóc bình đẳng hơn, với các nhiệm vụ nuôi dạy con. Từ góc độ sức khỏe tâm thần, các bà mẹ đang gặp rất nhiều khó khăn”.

Nếu “lỡ” đánh con

Nếu đã đánh con, các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. các chuyên gia cho rằng, trước tiên, cha mẹ nên thừa nhận những gì đã xảy ra. nhờ đó, giúp hàn gắn mối quan hệ với con.

Tiến sĩ Siegel chia sẻ: “Bất cứ khi nào bạn đánh con, đều có lý do. Vì vậy, hãy bảo đảm thảo luận về những gì đã xảy ra với con và an ủi chúng. Nói với con về cảm giác của chúng. Sau đó, ôm trẻ, kết nối với chúng và khiến con thoải mái”.

Trong khi đó, bà greene brown gợi ý, khi nhận ra việc đánh con đã khiến cảm xúc của trẻ tổn thương, phụ huynh hãy nói: “cha/mẹ xin lỗi. cha/mẹ không nên làm như vậy. hãy cùng nhau thảo luận về cách chúng ta nên cư xử trong tương lai”.

Cũng theo bà greene brown, bằng cách tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, cha mẹ đã làm gương cho con. khi đó, trẻ sẽ trở thành người biết tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. việc thừa nhận lỗi sai với trẻ cũng dạy chúng cách giúp người khác có trách nhiệm với bản thân.

Nếu sợ mình làm tổn thương con, cha mẹ cũng có thể tìm đến một nhà trị liệu về quản lý cơn giận. theo các chuyên gia, việc cha mẹ thừa nhận hành vi không phù hợp có thể là bước đầu tiên để chấm dứt sự im lặng. trẻ cũng cần được giáo dục rằng, phải biết yêu thương bản thân. đồng thời, trẻ nên biết rằng, cha mẹ nào cũng mắc sai lầm lớn. tuy nhiên, bộ não của chúng ta cũng có khả năng thay đổi lớn.

Theo Kim Dung/GD&TĐ

Link bài gốc Lấy link

https://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/nen-lam-gi-sau-khi-lo-danh-con-51a4uKd7g.html

Theo Kim Dung/GD&TĐ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nen-lam-gi-sau-khi-lo-danh-con/20211206071501770)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trầm cảm là một căn bệnh thực sự có ảnh hưởng đến cả người lớn lẫn trẻ em. Trong thực tế, ngay cả trẻ dưới 3 tuổi cũng có thể mắc chứng bệnh này.
  • Thời điểm hiện tại, hai BV Nhi đồng tại TP.HCM đang phải tiếp đón một lượng lớn trẻ khám tâm lý. Lịch hẹn khám trong tháng 6 và tháng 7 cũng đã kín.
  • Khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận những trẻ có biểu hiện bất thường về thể chất nhưng không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau bụng, nhức đầu, khó thở...
  • Bệnh sỏi thận được liệt kê vào danh sách bệnh thời đại với số người mắc bệnh ngày một gia tăng. Nguyên nhân nào khiến sỏi thận hình thành.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY