Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Nên và không nên ăn gì để giảm bớt mùi hôi cơ thể?

Nguyên nhân gây nên mùi cơ thể là gen di truyền, tuy nhiên những thực phẩm trong khẩu phần ăn hằng ngày của bạn cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm bớt mùi hôi khó chịu.

Mùi cơ thể là nỗi ám ảnh với không ít người trong mùa nắng nóng này, khiến nhiều người mất tự tin, ngại giao tiếp, từ đó sống khép mình hơn. Mùi cơ thể thường xuất phát từ cơ địa của mỗi người, thế nhưng cách sinh hoạt của chúng ta hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mùi cơ thể.

Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ vùng da dưới cánh tay để giảm thiểu mùi hôi cơ thể, các thực phẩm trong khẩu phần ăn uống hằng ngày cũng quyết định không nhỏ đến mức độ khó chịu của mùi cơ thể, có những thực phẩm sẽ làm giảm bớt mùi cơ thể, nhưng cũng có thực phẩm khiến cho mùi cơ thể trở nên khó chịu hơn.

1. Những thực phẩm giúp giảm bớt mùi cơ thể

- Sữa chua: Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, trong sữa chua có hợp chất sulfite sẽ giúp giảm thiểu mùi cơ thể. Ngoài ra, vitamin D trong sữa chua cũng giúp chống lại vi khuẩn trong miệng, làm giảm mùi hôi trong hơi thở. Với những người bình thường có thể ăn từ 1 - 2 hộp/ngày, và ăn sau bữa chính tầm 1 - 2 tiếng để cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng nhất.

- Trà thảo dược: Theo các nguyên cứu khoa học, trà thảo dược là nguồn chống oxy hóa tuyệt vời, đồng thời cũng chứa nhiều chất để loại bỏ các vi khuẩn có mùi trong cơ thể, một người bình thường nên uống từ 2 - 3 cốc trà/ngày là tốt nhất.

- Thịt trắng: Ăn các loại thịt có màu trắng như thịt gà, thịt cá... có thể giảm thiểu mùi cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người bị rối gen trimethylamine phải cần cẩn trọng không ăn quá nhiều cá, vì nếu không chuyển hóa được, cơ thể sẽ buộc phải giải phóng trimethylamine qua đường mồ hôi, khiến cơ thể có mùi "tanh" của cá.

- Cam, chanh: Những loại quả này có chứa hàm lượng lớn vitamin C, axit citric có khả năng loại bỏ độc tố và chất thải thông qua bài tiết, giữ cho cơ thể luôn khô ráo. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên tiêu thụ khoảng 200 - 400 gram thực phẩm này hằng ngày.

- Cần tây: Một số enzyme có trong cần tây sẽ giúp làm giảm tiết mồ hôi và loại bỏ đi mùi cơ thể. Không những thế, cần tây cũng kích thích cơ thể giải phóng pheromone, hormone thu hút người khác giới, giúp chúng ta hấp dẫn hơn.

- Nước lọc: Uống nước giúp cơ thể đào thải độc tố gây ra mùi cơ thể, giảm tiết mồ hôi và thanh lọc cơ thể.

- Các loại thực phẩm giàu vitamin B: Trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa vitamin B1 tương đối cao sẽ giúp giảm sự tiêu hao nhiệt lượng của cơ thể, vì vậy ngăn mồ hôi tiết ra.

- Các loại thực phẩm giàu canxi: Để hạn chế sự bài tiết của tuyến mồ hôi thì nên cung cấp cho cơ thể một hàm lượng canxi đầy đủ. Bởi canxi đóng vai trò như một chiếc điều hòa giúp cơ thể tiết ít mồ hôi hơn khi trong trời tiết nóng nực.

2. Những thực phẩm tạo mùi khó chịu cho cơ thể

- Thức ăn nặng mùi: Các loại gia vị như: hành, tỏi, cà ri...và các loại rau có mùi mạnh khi tiêu hóa sẽ sản xuất ra khí lưu huỳnh, khí này được hấp thụ vào máu và thoát ra ngoài thông qua phổi và lỗ chân lông. Điều này khiến cơ thể và hơi thở có mùi khó chịu hơn.

- Thịt đỏ: Các loại thịt có màu đỏ sẽ mất thời gian tiêu hóa lâu. Khi thức ăn lâu tiêu, chất độc có mùi hôi được phát ra và là nguyên nhân gây ra mồ hôi có mùi khó chịu.

- Cồn và caffeine: Hạn chế sử dụng các sản phẩm như: cà phê, sô cô la, nước soda... và rượu sẽ giúp giảm mùi hôi cơ thể mà bạn không mong muốn.

- Sản phẩm sữa: Hàm lượng protein trong các sản phẩm sữa rất cao, khi vào trong dạ dày sẽ làm phát sinh hydrogen sulfide và methyl mercaptan, làm phát sinh mùi hôi.

- Thuốc lá: Khói thuốc lá trộn với các yếu tố khác và thoát ra còn lưu lại nhiều tuần trước khi thoát hết ra khỏi cơ thể. Đó sẽ là nguyên nhân khiến cơ thể bạn có mùi khó chịu.

- Các thực phẩm chế biến sẵn có quá nhiều muối, đường, bột mì, hydro hóa dầu… có xu hướng gây mùi thối trong dạ dày, làm cho hơi thở và mùi cơ thể không được thơm tho.

- Bí đỏ: Lượng lớn choline có trong bí đỏ sẽ chuyển hóa thành trimethylamine. Việc tích lũy nhiều trimethylamine khiến cơ thể "bốc mùi" hơn bình thường.

- Súp lơ: Trong súp lơ xanh, súp lơ trắng chứa choline có thể gây ra mùi hôi trong hơi thở và cơ thể bạn.

Hà Thanh

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/nen-va-khong-nen-an-gi-de-giam-bot-mui-hoi-co-the-27295/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY