Khoa học hôm nay

Nếu cầu Bifrost có thực thì nó sẽ trông như thế này!

Bifrost là một cây cầu trong thần thoại Bắc Âu, trong tiếng Na Uy cổ có nghĩa là Con đường rung lên trời. Tuy nhiên, nếu cây cầu này tồn tại, có lẽ vẻ ngoài của nó sẽ giống như hình ảnh của cây cầu tại những ngọn hải đăng ở Michigan sau khi bị đóng băng bởi cơn bão.

Trên thực tế, hình ảnh cây cầu bifrost chỉ là sự ví von cho vẻ đẹp bất thường của những cây cầu này. những ngọn hải đăng đóng băng này ở michigan có thể dễ dàng bị nhầm với một số cảnh trong bộ phim thảm họa the day after tomorrow.

Sau khi cơn bão đi qua, và phải chịu dưới áp lực của nhiệt độ cực kì thấp, những ngọn hải đăng này đã bị biến đổi thành những tảng băng khổng lồ. Và nó đã được hai nhiếp ảnh gia người Mỹ Thomas Zakowski và Tom Gill chụp được trong một chuyến đi đến hai thành phố ở Michigan sau khi một cơn bão đổ bộ vào bang này.

Hồ Michigan là một trong 5 Hồ Lớn của Bắc Mỹ, và là hồ duy nhất trong 5 hồ nằm hoàn toàn bên trong Hoa Kỳ. Nó tiếp giáp với, từ tây qua đông, các tiểu bang sau: Wisconsin, Illinois, Indiana, và Michigan. Từ "Michigan" có ban đầu được sử dụng để nó đến bản thân hồ, và người ta tin rằng nó có gốc từ một từ của thổ dân Châu Mỹ - Ojibwa mishigami, có nghĩa là "đại hồ". Hồ này có diện tích 58.016 km vuông và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất Hoa Kỳ, hồ lớn nhất nằm hoàn toàn trong một quốc gia (theo diện tích bề mặt; Hồ Baikal ở Nga, thì lớn nhất về lượng nước). Hồ dài 494 km và rộng 190 km với một đường bờ nước dài 2.633 km. Độ sâu trung bình của hồ là 85 m, còn nơi sâu nhất là 281 m.

Hình ảnh ghi lại cảnh "đóng băng" của ngọn hải đăng ở khu vực Michigan được lan truyền chóng mặt trên khắp các trang mạng xã hội. Nhiều người còn ví von rằng vẻ đẹp của nó chẳng khác nào cây cầu Bifrost ngoài đời thực. Nhưng cũng có những người khác cho rằng những tảng băng nao phủ ngọn hải đăng St Joseph trên Hồ Michigan khiến nó trông giống như Arendelle huyền diệu trong bộ phim ăn khách của Disney. Hình ảnh của ngọn hải đăng xoắn ốc với những vết nứt đóng băng xung quanh nó nằm trên nền trời tuyết trắng đã biến khung cảnh thành một khung cảnh gần như huyền bí. Ngọn hải đăng yêu thích của Tom Gill là ngọn hải đăng St. Joseph cao 11 m được xây dựng vào năm 1844. Ngọn hải đăng này thường phủ lớp băng dày trong các cơn bão mùa đông khi những con sóng cao tới 6 m đâm vào các cầu tàu và nhiệt độ không khí giảm xuống âm 20 độ C.

Trong nhiều năm, hai nhiếp ảnh gia này đã đến Michigan để chụp ảnh các tác phẩm điêu khắc trên băng. Gill nói, anh thường phải đợi các điều kiện hoàn hảo để các quá trình hình thành băng này diễn ra. Chụp những bức ảnh "ngọn hải đăng đóng băng" là một phần trong kỳ nghỉ giáng sinh" của Gill. Anh dành ngày đầu tiên trong chuyến đi của mình để dừng chân ở South Haven, Michigan. Cũng như nhiều công trình kiến trúc tạm thời mà thiên nhiên ban tặng cho con người khi các mùa thay đổi, Tom Gill thừa nhận sẽ có cảm giác nguy hiểm khi đến thăm những ngọn hải đăng đóng băng này. Khi thời tiết ấm lên, những tác phẩm điêu khắc này sẽ từ từ biến mất giống như hệ thống hang động pha lê luôn thay đổi của Iceland.

Có lẽ khi đến đây vào mùa đông, du khách sẽ khó mà nhận ra được những ngọn hải đăng. Băng giá đã biến chúng thành những tác phẩm điêu khắc đẹp đến kinh ngạc. Ngọn hải đăng mà Gill yêu thích là St. Joseph, cao 10,6m, được xây dựng vào năm 1844. Trong những cơn bão mùa đông, các con sóng cao đến 6m từ hồ Michigan đánh lên khiến ngọn hải đăng phủ một lớp băng dày. Với vô vàn hình thù độc đáo, ngọn hải đăng tựa như măng đá ở các hang động thạch nhũ, đẹp đến nao lòng. Lúc này, nhiệt độ ở hồ chỉ còn âm 20 độ. Ngọn đèn hải đăng phía ngoài cao hơn 30m so với ngọn đèn bên trong và chỉ có một con đường rộng khoảng 0,6 - 0,9m giữa ngọn hải đăng và lòng hồ lạnh lẽo. Do bị băng tuyết bao phủ nên lối đi này rất trơn trượt. Nhiếp ảnh gia Tom Gill chia sẻ: "Năm nay có nhiều người đã mạo hiểm đi ra phía ngọn đèn ngoài, tuy nhiên không có ai dám đi xung quanh vì gió thổi mạnh".

Michigan có nhiều ngọn hải đăng hơn bất kỳ bang nào khác ở Mỹ và nhiều ngọn hải đăng đó hiện được coi là di tích lịch sử. Thời xưa, những ngọn hải đăng này đã cảnh báo các thủy thủ về những mối nguy hiểm và hướng dẫn họ vượt qua những vùng nước nguy hiểm để đến nơi trú ẩn an toàn. Nếu bạn cần một ý tưởng cho chuyến du lịch mùa đông, hãy đợi cho đến khi nhiệt độ giảm xuống thật thấp và tới Michigan để ngắm các ngọn hải đăng phủ tuyết trắng ở nơi này. Những ngọn hải đăng đóng băng tạo thành quang cảnh như trong truyện cổ tích.

Thomas Zakowski nói: "Tùy thuộc vào thời tiết của từng năm mà các ngọn hải đăng có thể bị đóng băng trong vài tuần cho tới hơn một tháng". "Vẻ đẹp của những ngọn hải đẳng này sẽ thay đổi khác nhau theo từng năm, và đó chính là điều mà tôi rất mong đợi. Để đến được đó, bạn sẽ gặp phải một chút khó khăn, vì trước tiên bạn phải tìm đường ra khỏi bến tàu". "Mặc dù những bức ảnh của tôi thu hút rất nhiều sự chú ý tích cực nhưng đó không phải là lý do chính khiến tôi chụp những bức ảnh này. Tôi chỉ đơn giản là làm vì sở thích của chính bản thân mình".

Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, hiện tượng ngọn hải đăng bị bao phủ bởi tuyết không còn quá lạ lùng bởi khu vực Lake Michigan thường là nơi lạnh nhất vào mùa Đông. Những con gió mạnh cùng đợt sóng sẽ dễ dàng khiến chúng bị phủ đầy băng tuyết." Hình ảnh "Ngọn hải đăng đóng băng" hiện vẫn đang được chia sẻ rất nhiều trên các trang mạng xã hội thế giới.

Theo Đức Khương/Pháp luật & Bạn đọc

Link bài gốc Lấy link

https://phapluat.suckhoedoisong.vn/neu-cau-bifrost-co-thuc-thi-no-se-trong-nhu-the-nay-16222140520502178.htm

Theo Đức Khương/Pháp luật & Bạn đọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/neu-cau-bifrost-co-thuc-thi-no-se-trong-nhu-the-nay/20220514101053288)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY