Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nếu chị em không muốn mắc bệnh tim sớm thì bỏ ngay kiểu ngồi cứ tưởng là lịch sự này

MangYTe - Có những tư thế ngồi sẽ khiến bạn phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình.

Bạn đã bao giờ chú ý đến cách ngồi của mọi người trong văn phòng hoặc nhà hàng chưa? hầu hết chúng ta đều cảm thấy thoải mái và lịch sự khi ngồi với một chân bắt chéo chân kia. và nếu bạn quan sát mọi người xung quanh, bạn sẽ thấy mức độ phổ biến của kiểu ngồi này. nó đã trở thành một thói quen ngay cả trong tiềm thức.

Một nghiên cứu nhỏ, được đăng trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu, cho thấy tư thế ngồi bắt chéo chân có thể gây vẹo cột sống, giảm chiều dài thân và biến dạng cột sống.

Tư thế ngồi này không dẫn đến các vấn đề y tế khẩn cấp nhưng cũng nên hiểu rõ các tác động lâu dài của tư thế này đối với sức khỏe của bạn:

Tiến sĩ marc bonaca, phó giáo sư, phát ngôn viên của đại học tim mạch mỹ, cho biết việc ngồi bắt chéo chân làm cản trở một số tĩnh mạch ở chân, làm chậm lưu lượng máu. từ đó, máu có thể lắng đọng trong tĩnh mạch, có thể làm tăng nhẹ nguy cơ cục máu đông ở chân, dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, bác sĩ bonaca nói.

Tuy thực tế, rất khó để một người bình thường phát triển cục máu đông do ngồi bắt chéo chân, nhưng Tiến sĩ Bonaca kêu gọi tránh ngồi trong tư thế này lâu hơn 10 -15 phút, theo Live Strong.

Nhiều người thích ngồi bắt chéo chân vì cảm thấy thoải mái hơn.


Phải ngồi bất động trong một khoảng thời gian dài, ngồi bắt chéo chân có thể uốn cong các tĩnh mạch ở chân, làm hạn chế lưu lượng máu và có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch, khi máu đọng lại trong tĩnh mạch, tiến sĩ Bonaca nói. Vì vậy, ngồi bắt chéo chân sẽ thêm co thắt nhiều hơn và tăng nguy cơ đông máu. Khi đi máy bay đường dài, hãy đứng dậy và duỗi chân sau mỗi 30 phút, theo Live Strong.

Bên cạnh đó, nghiên cứu được công bố trên các Tạp chí khoa học gần đây cho thấy việc ngồi hai chân bắt chéo còn có thể khiến huyết áp tăng đột biến. Kết quả khảo sát cho thấy huyết áp tăng đột biến ở những người tham gia bắt chéo chân ở đầu gối, nhưng không có thay đổi nào khi bắt chéo hai chân ở mắt cá chân. Tuy vậy hiện tượng tăng huyết áp khi bắt chéo hai chân cũng chỉ là tạm thời.

Nếu bạn đo huyết áp khi ngồi chéo chân, kết quả sẽ hơi cao hơn so với ngồi bình thường.


Không chỉ vậy, nhiều người cho rằng ngồi bắt chéo chân còn có thể làm chúng ta mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân (varicose vein) - thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim từ phần chi dưới.

Hiện tượng này sẽ gây nên một số biến chứng như nhức mỏi, phù chân, tê chân, hoặc thậm chí gây nhiều bệnh ngoài da như chàm, loét chân... rất kinh khủng.

Cuối cùng, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngồi chéo chân hơn 3 tiếng một ngày sẽ làm cho cơ thể bị khom, lưng thấp, cổ đau và gây khó chịu ở hông.

Giờ thì bạn đã có đủ những lý do để có thể cân nhắc từ bỏ hoàn toàn thói quen này để tránh những nguy cơ gây hại đến sức khỏe và cơ thể rồi. Nếu khi vô tình vắt chéo chân, hãy lập tức buông ra và trả về tư thế ngồi đúng nhé!

Lily (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/neu-chi-em-khong-muon-mac-benh-tim-som-thi-bo-ngay-kieu-ngoi-cu-tuong-la-lich-su-nay-20200613122157467.htm)
Từ khóa: bệnh tim

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY