Ẩm thực hôm nay

Nếu đi chợ một lần cho cả tuần, bạn không thể bỏ qua những nguyên tắc trữ đông này

Đi chợ mỗi ngày và sơ chế thức ăn là 2 công đoạn ngốn nhiều thời gian nhất, khiến chúng ta như bị vắt kiệt sức lực. Để không tốn mấy tiếng đồng hồ chuẩn bị bữa cơm thì bạn đừng quên những bí kíp trữ đông sau nhé!

1. Bí kíp tiết kiệm thời gian

Đi chợ mỗi ngày không hề đơn giản, nào là lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, suy nghĩ hôm nay ăn gì, món này có bị trùng lặp không, ăn vầy đã đủ dinh dưỡng cho cả nhà chưa. Bấy nhiêu đó là đã thấm mệt.

Vì thế, cuối tuần bạn hãy lên sẵn thực đơn cho cả tuần hoặc 3 – 4 hôm và đi chợ hoặc siêu thị mua trong một lần. cách này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, vừa cân đối được dinh dưỡng và không sợ trùng lặp.

Sơ chế, phân định lượng thực phẩm cho mỗi bữa và trữ đông chính là bí quyết vàng để tiết kiệm thời gian nấu nướng.

2. Trữ đông theo mục đích

Trữ đông theo mục đích sẽ giúp tiết kiệm thời gian sơ chế cho bữa sau. Tùy theo khẩu vị và cách thức nấu ăn của mỗi nhà, bạn tham khảo vài gợi ý sau:

- Cá: phần đầu + đuôi dùng nấu canh, phần thân để kho, chiên.

- Gà/vịt: phần xương cổ, xương giữa để nấu canh, nấu măng; phần lườn để luộc hoặc nấu bún, phở...; phần cánh đùi để nướng hoặc chiên.

- Thịt heo: phần nạc dăm để luộc; phần ba chỉ để kho, nướng; phần sườn để nấu canh, nấu bún hoặc chiên.

- Tôm: phần để giã nhuyễn nấu canh hoặc ram thì trữ khô; hấp hoặc nướng thì trữ kiểu ngâm nước muối.

3.Các phần thực phẩm bị dính nhau khi trữ đông

Chia riêng từng phần thực phẩm trong mỗi hộp là cách tốt nhất. Tuy nhiên, dung tích tủ lạnh nhỏ nếu để chung trong một hộp sẽ giúp tiết kiệm không gian. Bạn không lo thực phẩm dính vào nhau, cần bao nhiêu chỉ cần gỡ rời bấy nhiêu, mà không ảnh hưởng đến chất lượng của số còn lại:

- Giữ khoảng cách giữa các phần thực phẩm.

- Ngăn cách bằng lá chuối (lót 2 lớp), giấy bạc, màng bọc thực phẩm, giấy nhôm...

- Lắc/gỡ rời khi thực phẩm vừa đông mềm (sau khi để ngăn đông 4h) đối với thực phẩm là giáp xác (tôm, tép, cua, ghẹ...).

4. Làm thế nào để hạn chế việc nhũn nhão, mất chất của thực phẩm khi rã đông

- Tôm và các loại giáp xác: bạn có thể hấp chín rồi mới cấp đông, hoặc ngâm tôm trong nước muối loãng.

- Thịt bò thái sẵn, trộn với ít dầu ăn thì lúc rã đông, phần thịt không bị chảy nước. Ướp luôn vài loại thực phẩm nếu bạn đã xác định mục đích nấu sắp tới.

Một vài nguyên tắc khi trữ đông và rã đông

- Sử dụng chất liệu an toàn để bảo quản thực phẩm.

- trữ đông trong hộp kín khí và cố gắng để không khí lưu lại trong hộp càng ít càng tốt.
- rã đông rồi thì không cấp đông lại nữa.
- nếu trữ đông thực phẩm đã chế biến thì cần làm nguội nhanh và cấp đông sớm, vì để càng lâu sẽ càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Hy vọng những mẹo trên sẽ giúp bạn thu ngắn thời gian trong bếp và thêm thời gian dành cho bản thân nhé!

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/neu-di-cho-mot-lan-cho-ca-tuan-ban-khong-the-bo-qua-nhung-nguyen-tac-tru-dong-nay-20201123102041157.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mách nhỏ các gia đình mẹo vặt trong bếp, để giúp các chị em luôn có những bữa ăn ngon giàu dinh dưỡng, và giúp căn bếp thực sự ấm cúng nhé.
  • Người thông minh đi chợ bao giờ cũng lập “thực đơn”, chi tiêu đúng túi tiền của mình, biết chọn mua đủ 4 nhóm thực phẩm với các loại ngon, bổ, rẻ, phù hợp với khẩu vị của người thân trong gia đình…
  • Nếu bạn cố gắng giấu kín chúng chuyện giới tính, phủ nhận các thông tin thực tế về quấy rối T*nh d*c, hành động đó giống như cố bịt mắt trẻ bằng dải băng màu hồng và để chúng tự mày mò băng qua con đường đầy rủi ro.
  • Sống thật tốt, cười thường xuyên và yêu thương thật nhiều. Chân lý sống hạnh phúc chỉ đơn giản gói gọn trong 3 chữ Live Laugh Love vậy thôi.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn vì đây là thời kỳ hormon giới tính có tác dụng bảo vệ tim đã suy giảm và hết hẳn, nhường chỗ cho sự tích lũy quá nhiều cholesterol.
  • Việc cấp cứu ban đầu rất quan trọng, trong đó có vai trò của các cộng tác viên và cộng đồng khi xảy ra T*i n*n là rất lớn.
  • Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
  • Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lý tưởng nhất là được ghép thận mới để thay thế thận cũ nhưng chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trong số bệnh nhân này có được may mắn đó.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY