Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngành giáo dục Hà Tĩnh trước cơn bão thực phẩm bẩn

(MangYTe) Lo ngại trước thông tin về thực phẩm bẩn tràn lan trong nhiều trường học, nhiều tuần qua, một số đoàn liên ngành phối hợp với phụ huynh ở Hà Tĩnh đã liên tục tổ chức các cuộc kiểm tra bất thường tại các bếp ăn trường học .

Nuôi dưỡng lo hơn nuôi dạy Bà Trần Thị Hoa, Hiệu trường Trường mầm non Bắc Sơn, huyện Thạch Hà cho biết: “Với đặc thù bậc học mầm non việc ăn uống cho các cháu chúng tôi còn lo lắng hơn cả việc nuôi dạy. Bởi chỉ cần một chút lơ là trong công tác đảm bảo VSATTP thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe các cháu. Vì vậy ngay từ khi tổ chức bán trú, chúng tôi đều lựa chọn những đơn vị có giấy đăng ký kinh doanh rõ ràng và giấy chứng nhận đảm bảo ATVSTP. Các đơn vị cung cấp thực phẩm đều do Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng bếp ăn và có sự phối hợp Ban đại diện phụ huynh trong kiểm tra chất lượng, trọng lượng và quy trình chế biến".

Phiếu đi chợ, thực đơn hàng ngày đều được công khai để phụ huynh tiện theo dõi.

Ở Trường mần non Bắc Sơn hiện có gần 300 cháu ăn bán trú, với 7 cô nuôi được đào tạo bài bản, bếp ăn bán trú được thiết kế theo nguyên tắc một chiều, vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng. Các vật dụng, dụng cụ ăn uống cho học sinh được sấy nóng trước khi sử dụng sơ chế, chế biến thức ăn và thực hiện việc lưu giữ mẫu thức ăn hàng ngày đúng quy định. Trường cũng công khai thực đơn hàng tuần ở bảng tin trước cổng để phụ huynh kiểm tra, giám sát được thuận lợi, rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, các cô còn tự trồng rau sạch ngay trong khuôn viên trường để phục vụ bữa ăn hàng ngày của trẻ.

“Ngoài lấy thực phẩm có nguồn gốc, thì việc sử dụng đầu bếp tại trường học có chuyên môn, có tâm là điều vô cùng cần thiết. Nhiều lúc, quá trình vận chuyển, bảo quản không đúng cách, dẫn đến thực phẩm như cá, rau, củ quả đã hỏng, nhưng nếu đầu bếp có kinh nghiệm, có tâm sẽ ngay lập tức bỏ nó đi thay vì nấu lên cho trẻ ăn”, bà Hoa nói.

Trường Mầm non Bắc Sơn, Thạch Hà các cô còn tự trồng rau sạch ngay trong khuôn viên trường để phục vụ bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Tại trường tiểu học Sông Trí, Phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh hiện có hơn 600 học sinh ăn bán trú, việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được phụ huynh phối hợp với nhà trường để thực hiện. Trường đã chủ động mời phụ huynh tham gia giám sát nguồn thực phẩm và quá trình sơ chế, chế biến đảm bảo ATVSTP. Cô Nguyễn Thị Kim Chi, Hiệu phó Trường Tiểu học Sông Trí, P Sông Trí, Thị xã Kỳ Anh cho biết: Từ trước tới nay nhà trường ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp có giấy phép kinh doanh, có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Các loại thực phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, riêng những thực phẩm đông lạnh phải có chứng nhận đông lạnh và bản thân người cung cấp cũng phải có kiến thức về VSATTP. Siết chặt quản lý Ông Võ Tá Thành, Trưởng phòng Thanh tra Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hà Tĩnh) cho biết, nhằm tăng cường kiểm tra, giám bếp ăn bán trú ở các trường học, từ ngày 14/3/2019 đến nay, Chi cục ATVSTP tỉnh đã tiến hành kiểm tra 10 trường mầm non và tiểu học ở TP. Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên. Qua kiểm tra cho thấy, bếp ăn ở các trường học đảm bảo về cơ sở vật chất, vệ sinh sạch sẽ, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; các cô nuôi đều được đào tạo bài bản. Thời gian tới, đoàn kiểm tra của Chi cục tiếp tục tiến hành kiểm tra đột xuất công tác đảm bảo ATVSTP ở các trường học trên toàn tỉnh và sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm".

Dụng cụ được sấy trước khi sử dụng ở Trường mầm non Hoa Mai, Phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh.

“Ngoài việc tổ chức các đoàn kiểm tra đột xuất, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở, chỉ đạo các nhà trường kiểm soát chặt thực phẩm từ các nhà cung cấp, bảo đảm nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ổn định”, ông Nguyễn Hữu Sum,Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh cho biết.

Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố cũng ban hành nhiều công văn về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục tổ chức ăn bán trú. Theo đó, yêu cầu các nhà trường, nhóm trẻ độc lập tư thục kiểm soát chặt thực phẩm từ các nhà cung cấp, bảo đảm nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ổn định.

Công văn cũng yêu cầu các nhà cung cấp phải ký cam kết với nhà trường, nhóm trẻ độc lập tư thục về chất lượng lương thực, thực phẩm cung cấp cho bếp ăn, kiên quyết không để lương thực, thực phẩm không bảo đảm chất lượng lọt vào bếp ăn của trường, nhóm trẻ độc lập tư thục...

“Việc đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong trường học từ lâu đã được chỉ đạo xuyên suốt trong mỗi năm học. Tuy nhiên, dịp này, chúng tôi cũng đã có công văn về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng VSATTP trong các cơ sở giáo dục tổ chức ăn bán trú gửi về các phòng, các nhà trường”. Cô Lưu Thị Phương - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết.

Chị Trần Thị Thảo, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh chia sẻ: “Cho con ăn bán trú, phụ huynh đặt niềm tin tuyêt đối ở nhà trường. Mong ngành giáo dục luôn xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu bên cạnh công tác truyền đạt kiến thức cho học sinh, đồng thời các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát các bếp ăn trường học để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho các em học sinh".

Hiện, nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã ngừng sử dụng thịt lợn trong khẩu phần ăn cho trẻ mà thay vào đó là cá, thịt bò, tôm… Lãnh đạo các trường cũng cho biết: “Dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng, rồi bệnh sán lợn gây ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh rất lớn. Đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh, nhà trường buộc tạm thời ngừng sử dụng thịt lợn trong khẩu phần ăn hàng ngày của học sinh. Đây cũng là lí do chính đáng của phụ huynh, nhà trường phải chấp thuận".

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/nganh-giao-duc-ha-tinh-truoc-con-bao-thuc-pham-ban-post26539.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY