Tâm sự hôm nay

Ngày 3/3 sẽ tiêm thử nghiệm Vaccine COVIVAC

(MangYTe) - Sáng 27/2, Bộ Y tế tiếp nhận 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine COVIVAC do Tập đoàn Vingroup tài trợ cho Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế. Thông tin từ Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế IVAC (Bộ Y tế), dự kiến ngày 3/3, vaccine COVIVAC phòng Covid-19 do Việt Nam sản xuất sẽ được tiêm thử nghiệm trên người.

Dự án nghiên cứu thử nghiệm vaccine COVIVAC của Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế được nghiên cứu từ tháng 5/2020, trên cơ sở hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế sản xuất. Đây là vaccine dạng dung dịch có hoặc không có tá chất bổ trợ, không có chất bảo quản, với công nghệ sản xuất là vaccine vector Newcastle (NDV), gắn gen biểu hiện Protein S của virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ sản xuất trên trứng gà có phôi. Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vaccine dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam, baochinhphu.vn thông tin.

Ngày 3/3 sẽ tiêm thử nghiệm Vaccine COVIVAC - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vtv cho biết, giai đoạn 1 sẽ thực hiện tại trường đại học y hà nội với sự tham gia của khoảng 120 người có độ tuổi từ 18-59 tuổi. tất cả sẽ được tiêm 2 mũi/0,5 ml. mỗi mũi cách nhau 28 ngày. sau 43 ngày tiêm mũi thứ 2 (thuộc giai đoạn 1) nếu kết quả an toàn miễn dịch tốt, chọn được mức liều tối ưu, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp nối chuyển sang nghiên cứu giai đoạn 2. giai đoạn này dự kiến bắt đầu vào tháng 7/2021, được thực hiện tại trung tâm y tế huyện vũ thư (thái bình) mở rộng số lượng người tham gia lên 300 người, đồng thời mở rộng độ tuổi từ 18-75 tuổi (trong đó tuổi từ 60-75 chiếm khoảng 1/3). dự kiến quá trình nghiên cứu lâm sàng vaccine covivac sẽ hoàn thành vào tháng 10/2021.

Nhà sản xuất cho biết giai đoạn 1 nhằm đánh giá độ an toàn và khả năng đáp ứng miễn dịch để chọn ra 2 nhóm vaccine tối ưu nhất, chuyển sang nghiên cứu ở giai đoạn 2. Sau tiêm mũi 1, các tình nguyện viên sẽ được theo dõi y tế trong vòng 24 giờ tại Trung tâm Dược lý lâm sàng, Đại học Y Hà Nội. Sau tiêm mũi 2, thời gian theo dõi y tế các tình nguyện viên là 4 giờ.

Theo tính toán, mỗi liều vaccine COVIVAC có giá không quá 60.000 đồng, kháng thể vaccine COVIVAC chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi. Nhà chức trách đang nghiên cứu kháng thể với các chủng khác của virus này.

Vaccine COVIVAC được phát triển trên dây chuyền công nghệ và nhà máy đã có sẵn trong nước. Kết quả các nghiên cứu tiền lâm sàng tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam đến thời điểm này đã cho thấy tính an toàn và hiệu quả.

Ngày 3/3 sẽ tiêm thử nghiệm Vaccine COVIVAC - Ảnh 2.

Bộ Y tế tiếp nhận 20 tỷ đồng tài trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine COVIVAC

Xuất phát từ tình hình nghiên cứu vaccine tại việt nam, nhằm chung tay phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân, tập đoàn vingroup đã quyết định trao tặng viện vaccine và sinh phẩm y tế kinh phí là 20 tỷ đồng để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine covivac. dự án nghiên cứu thử nghiệm vaccine covivac của viện vaccine và sinh phẩm y tế (ivac) trực thuộc bộ y tế được nghiên cứu từ tháng 5/2020, trên cơ sở hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế sản xuất. đây là vaccine dạng dung dịch có hoặc không có tá chất bổ trợ, không có chất bảo quản, với công nghệ sản xuất là vaccine vector newcastle (ndv), gắn gen biểu hiện protein s của virus sars-cov-2 dựa trên công nghệ sản xuất trên trứng gà có phôi. công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vaccine dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại việt nam.

H.H (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/ngay-3-3-se-tiem-thu-nghiem-vaccine-covivac-20210228075052707.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo Indiatimes, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh những hạt cà phê xanh (chưa rang) có thể giúp giảm cân trong thời gian ngắn.
  • Thomas Edison được cho là đã phát minh ra thiết bị giao tiếp với người Ch?t và truyền đạt thiết kế máy lại cho đồng nghiệp. Do không có một nguyên mẫu nào, giới khoa học đang tìm cách vén đám mây bí ẩn quanh giả thiết này.
  • Nếu việc uống Thuốc viên là nỗi ám ảnh của bạn vì sợ hóc, sợ ọe và sợ mùi vị không mấy hấp dẫn của nó, thì dưới đây là vài tia hy vọng cho bạn.
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Học viện Y tế Cộng đồng Harvard ở TP Boston nêu khả năng dùng aspirin lâu dài có thể giúp phòng tránh ung thư đường tiêu hóa.
  • Thuốc được chỉ định chủ yếu cho người bệnh lớn tuổi và trẻ em trên 6 tháng tuổi để dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính, dự phòng cơn thắt phế quản do gắng sức
  • Vắc-xin “made in Việt Nam” được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế đã ghi dấu son chói lọi vào bảng vàng thành tích vượt trội của ngành công nghiệp sản xuất vắc-xin Việt Nam.
  • Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt phiên bản Thuốc generic (Thuốc gốc) đầu tiên abilify (aripiprazole) để điều trị bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.
  • Theo nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học Cincinnati (Mỹ), 106 trẻ từ 5-18 tuổi đã thực hiện các bài kiểm tra trí thông minh và khả năng nghe - hiểu
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ,...
  • Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ sơ sinh nhẹ cân gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn tăng động kém chú ý...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY