Bé chào đời hôm nay

Ngày càng nhiều mẹ Việt chọn đẻ không đau nhưng bạn đã biết những tác dụng phụ này?

Gây tê tủy sống là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn khi đi sinh để giảm đau nhưng trên thực tế phương pháp này có không ít tác dụng phụ.

Xem thêm video: Các mẹ Việt nói gì về phương pháp "đẻ không đau"?

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Các nhà khoa học đã chứng minh cơn đau đẻ thậm chí vượt qua ngưỡng giới hạn đau đớn mà con người có thể chịu đựng và tương đương với việc gãy 25 chiếc xương sườn cùng lúc. chính vì thế mà phương pháp “đẻ không đau” hay tiêm gây tê ngoài màng cứng không chỉ là một tiến bộ của y học mà còn là giải pháp “cứu cánh” cho "một nửa thế giới". tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng có không ít tác dụng phụ mẹ nên cân nhắc trước khi lựa chọn.

Đau lưng

Đau lưng là tác dụng phụ dễ thấy và nhiều bà mẹ gặp phải nhất sau khi gây tê ngoài màng cứng. nguyên nhân của hiện tượng này có thể do chấn thương mô trong quá trình kim tiêm đi qua các lớp da, mỡ, cơ và dây chằng.

ngay cang nhieu me viet chon

Đau lưng là một trong những tác dụng phụ phổ biến của "đẻ không đau". (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong ấn bản năm 2006 về "gây mê lâm sàng" của tiến sĩ wayne kleinman, giám đốc khoa gây mê tại trung tâm y tế ở tarzana, california (mỹ) đã nêu rõ 25-30% bệnh nhân được gây mê toàn thân cũng được báo cáo đau lưng nên có lẽ không chỉ người gây tê tủy sống mới đau lưng.

Trên thực tế, đau lưng hậu sản xuất hiện nói chung ở các sản phụ, không riêng sản phụ gây mê tủy sống. các triệu chứng đi từ đau nhức nhẹ, đau âm ỉ đến đau dữ dội. trong trường hợp hiếm hoi, đau lưng ở sản phụ từng gây tê tủy sống có thể là báo hiệu của một số vấn đề như tụ máu, tụ mủ cục bộ.

Đau đầu

Đau đầu là một tác dụng phụ khác mẹ có thể gặp phải khi gây tê ngoài màng cứng. nguyên nhân gây đau đầu được giải thích là do sự rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng, làm giảm lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác, giãn mạch máu não và tăng áp lực não - tủy.

Chứng đau đầu thường xuất hiện từ 12-72 giờ sau khi sinh hoặc ngay lập tức sau quá trình sinh nở. Tuy vậy, đa phần chứng này sẽ hết sau một vài ngày.

Buồn nôn hoặc nôn

Khoảng 2-3 tiếng sau sinh, sản phụ sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. đặc biệt, các mẹ sinh mổ sẽ thường có triệu chứng này hơn. tác dụng phụ này bình thường nếu Thu*c tê vẫn còn tác dụng và trở nên “kinh hoàng” khi Thu*c tê hết tác dụng. bởi khi đó việc buồn nôn và nôn khiến sản phụ có cảm giác đau vết mổ.

ngay cang nhieu me viet chon

Đau đầu, buồn nôn cũng là hiện tượng thường gặp sau khi gây tê ngoài màng cứng. (Ảnh minh họa)

Suy hô hấp và tuần hoàn nhẹ

Trong một số trường hợp, Thu*c được sử dụng để gây tê tủy sống di chuyển cao hơn so với dự định trong tủy sống, gây ra tình trạng phong tỏa thần kinh (phong tỏa cột sống). những phụ nữ béo phì, quá thấp và có tiền sử dị ứng với Thu*c gây mê sẽ có nguy cơ cao.

Những mẹ bị suy hô hấp và suy tuần hoàn sẽ có triệu chứng khó thở nhẹ, tê hoặc yếu ở cánh tay, vai và thân, tiếp theo là buồn nôn, có hoặc không kèm nôn. tuy nhiên, tác dụng phụ này không đe dọa tính mạng nếu được can thiệp kịp thời, cho thở oxy và tiêm tĩnh mạnh để điều chỉnh nhịp tim và huyết áp.

ngay cang nhieu me viet chon

Mẹ bầu nên cân nhắc kĩ, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định gây tê tủy sống. (Ảnh minh họa)

Ngứa

Ngứa là một trong những tác dụng phụ thường gặp khác khi gây tê tủy sống. đây là một trong những phản ứng gây ra do nồng độ Thu*c giảm đau được thêm vào trong liều Thu*c gây tê tủy sống. khi Thu*c hết tác dụng (khoảng từ 12-24 giờ), tình trạng ngứa cũng giảm xuống. tuy nhiên, trên thực tế, nhiều mẹ vẫn có tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn dù Thu*c đã hết tác dụng.

Nói về những tác dụng phụ không mong muốn khi gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ chuyên khoa ii nguyễn hoàng ngọc (trưởng khoa gây mê hồi sức, bệnh viện phụ sản tw) cho biết bên cạnh những ưu điểm như giúp cho sản phụ giảm được đau đớn trong chuyển dạ, cuộc chuyển dạ và sinh nở trở nên dễ dàng hơn, sản phụ hoàn toàn toàn thoải mái và không bị mất sức, làm cho sản phụ hết lo lắng và sợ hãi... thì phương pháp này có thể gây nên những tác dụng phụ ví dụ như: Thu*c gây tê có thể gây giãn mạch, tụt huyết áp, nhưng đề phòng được bằng truyền dịch trước, trong khi gây tê. cơn co tử cung có thể ảnh hướng phần nào bởi Thu*c gây tê nhưng hoàn toàn khắc phục được bằng việc theo dõi tần số và cường độ cơn co nhờ monitoring sản khoa và điều chỉnh bằng Thu*c. “sau khi đẻ một số sản phụ cho biết có cảm giác đau mỏi ở vùng lưng, nhưng đây là cảm giác thường có ở các phụ nữ mang thai cho dù không làm gây tê màng cứng”.

Đau đầu sau đẻ cũng là một trong số những tác dụng phụ của phương pháp. nếu nhẹ thì không cần điều trị cũng sẽ tự hết, nặng thì cần truyền dịch, dùng Thu*c, bác sĩ cần hướng dẫn sản phụ về tư thế nằm, cách ăn uống nghỉ ngơi để sản phụ khỏi để không để lại di chứng gì. nhiễm trùng khoang ngoài màng cứng cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp. tai biến gây tụ máu ngoài màng cứng tại nơi gây tê rất hiếm gặp (tỷ lệ 0,04%). tuy nhiên nếu tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô trùng và quy trình kỹ thuật có thể giảm thiểu tối đa được biến chứng này.

Bác sĩ Hoàng Ngọc cũng khuyến cáo: Các sản phụ có tiền sử rối loạn đông máu, số lượng tiểu cầu quá thấp (<9000/ml), tiền sử bệnh thần kinh hoặc bệnh lý tủy sống, các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, có nhiễm trùng da vùng lưng… Hay những trường hợp đẻ khó như ngôi ngang, thai to, rau tiền đạo, người mẹ có khung chậu hẹp… đều không nên làm thủ thuật giảm đau trong đẻ.

Còn các sản phụ có yêu cầu làm giảm đau, sản phụ đã được bác sĩ sản khoa và bác sĩ gây mê hồi sức thăm khám trước đó đều có thể tiến hành thủ thuật gây tê ngoài màng cứng.

Theo Ngọc Linh (T/H) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/ngay-cang-nhieu-me-viet-chon-de-khong-dau-nhung-ban-da-biet-nhung-tac-dung-phu-nay-c85a359327.html)

Tin cùng nội dung

  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY