Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nghĩa tình trong ca cứu sống sản phụ thai tử lưu tại Đà Nẵng

Chiều 25/5, BS.CKII Hà Sơn Bình, phụ trách khoa Hồi sức chống độc, bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cho biết, vừa cứu trường hợp sản phụ thai tử lưu, suy hô hấp cấp rất nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh nhân là chị Hồ Thị N., 24 tuổi, ngụ huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Người thân cho biết, một tháng trước, chị N. mang thai 24 tuần. Chị N. cảm thấy mệt, sốt, ho, khó thở nên tự uống Thu*c ở nhà ba ngày.

Tình trạng bệnh không cải thiện nên gia đình đưa chị N. đến Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn. Sau đó, chị chị N. được chuyển đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi điều trị 6 ngày. Do bệnh tình ngày càng nặng, chị N. tiếp tục được chuyển ra bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Bác sĩ Hoàng Hữu Hiếu, người trực tiếp điều trị cho biết, chị N. nhập viện trong tìn trạng suy hô hấp cấp, tổn thương phổi cấp tính, trụy mạch, nồng độ oxy hóa máu giảm sâu, thai 24 tuần tử lưu.

“Sau khi hội chẩn viện, các bác sĩ tiến hành cấp cứu mổ lấy thai tử lưu, cho bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục và sử dụng hệ thống ECMO (tim phổi nhân tạo) để cứu sống bệnh nhân”, bác sĩ Hiếu chia sẻ.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân xuất hiện tình trạng tổn thương đa cơ quan, có lúc phổi bệnh nhân chỉ sử dụng được 10%. Vì thế, ngoài ECMO phải tiến hành hồi sức tích cực bằng thở máy, lọc máu phối hợp.

Sau gần 10 ngày, sức khỏe chị N. dần khá hơn nên được ngưng hỗ trợ ECMO.

“Hiện, bệnh nhân đã cai thở máy, sức khỏe ổn định, nói chuyện, đi lại bình thường và được xuất viện sau hơn 1 tháng được điều trị tích cực”, bác sĩ Hiếu vui mừng.  

Trong khi đó, bác sĩ Hà Sơn Bình chia sẻ, việc tiến hành ECMO, hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân này rất phức tạp, không như những ca ECMO khác bởi nồng độ oxy hóa máu bệnh nhân quá thấp. Nếu các biện pháp thở máy, can thiệp ECMO không hiệu quả sẽ để lại các biến chứng nặng nề hoặc nguy cơ Tu vong cao.

Vì thế, bệnh nhân luôn được theo dõi bởi quy trình nghiêm ngặt, các biến đổi của bệnh nhân dù nhỏ nhất đều được ghi nhận và xử lý kịp thời.

Vị bác sĩ chia cho biết thêm, bệnh nhân N. là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình khó khăn, chi phí điều trị ngoài danh mục Bảo hiểm y tế quá lớn, gia đình lại không có tiền để đóng viện phí ban đầu.

Trước tình thế cấp bách, khoa Hồi sức chống độc xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện cho nợ viện phí, cứu sống bệnh nhân. Với mục tiêu tính mạng bệnh nhân là trên hết, bệnh viện đã bảo lãnh, duyệt nợ và tiến hành can thiệp ECMO cho bệnh nhân.

“Hiện tại, thông qua sự kết nối, kêu gọi của phòng Công tác Xã hội bệnh viện, các tổ chức, cá nhân đã kịp thời hỗ trợ một phần viện phí cho bệnh nhân. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng được hỗ trợ ăn uống trong suốt hơn 1 tháng chăm bệnh. Sau khi xuất viện, bệnh nhân còn được Chuyến xe nghĩa tình giá 0 đồng đưa về miễn phí tận nhà”, bác sĩ Bình nói.

Chị N. xúc động: "Trong lúc thập tử nhất sinh, chúng tôi may mắn được các bác sĩ cứu chữa. Tôi buồn vì mất con. Tuy nhiên, nếu không có sự tận tình của đội ngũ y bác sĩ thì có lẽ, tôi cũng không thể giữ được mạng sống của mình. Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện cũng giúp đỡ rất tôi rất nhiều trong những ngày điều trị ở đây. Tôi sẽ nhớ mãi những gương mặt này". 

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/nghia-tinh-trong-ca-cuu-song-san-phu-thai-tu-luu-tai-da-nang-a476708.html)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Ba tôi 60 tuổi, gần đây bị đau nhức bên hông, BS nói là bị đau thần kinh tọa. Gia đình muốn đưa ông đi châm cứu nhưng không rõ nơi nào uy tín. Nhờ Mangyte chỉ giúp. Chúng tôi xin cảm ơn! (Hoài Văn - Đà Nẵng)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY