Dinh dưỡng hôm nay

Ngộ độc thực phẩm ngày Tết: Làm sao để tránh?

(MangYTe)- Lựa chọn, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết

An toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan trọng mỗi dịp Tết đến xuân về. Đây là thời điểm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng len lỏi lưu thông vào thị trường. Do đó để phòng tránh ngộ độc thực phẩm những ngày nghỉ Tết, Bác sĩ. CKI Trần Thị Minh Nguyệt (Viện dinh dưỡng NutiFood) đã chia sẻ các lưu ý khi lựa chọn và tiêu thụ thực phẩm như sau:

Mua thực phẩm ở nơi đáng tin cậy: Theo BS Minh Nguyệt, người tiêu dùng nên mua thực phẩm ở những nơi có uy tín, tốt nhất có các chứng nhận của cơ quan chức năng, không mua thực phẩm tươi sống ở những nơi bày bán không đảm bảo vệ sinh (sạp, rổ, mẹt để sát đất).

Lựa chọn thực phẩm tươi, có nguồn gốc: Nên lựa chọn thực phẩm tươi sống. Khi mua thịt, người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô, có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.

Tránh mua thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Với gia cầm, chọn con có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục, nhắm nghiền.

Lựa chọn thực phẩm ở nơi uy tín giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Nguyên Hà

Đối với rau, củ quả: Không mua rau quả đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có hình dạng bất thường như quá mập, quá phồng, hoặc dính các hạt bụi nhỏ. “Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau, ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hòa tan Thu*c bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, rửa trôi 2-3 lần dưới vòi nước chảy. Nếu là quả thì nên rửa sạch, gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát”, BS Nguyệt lưu ý.

Ngoài ra với thực phẩm đóng gói, đóng hộp như lạp xưởng, xúc xích, bánh mứt, nước đóng chai, các loại gia vị... người tiêu dùng nên chọn những loại có nhãn mác, nhà sản xuất có uy tín, còn hạn dùng, nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để chọn lựa những sản phẩm tốt cho sức  khỏe.

Ăn uống và bảo quản thực phẩm đúng cách: Phòng tránh ngộ độc thực phẩm không chỉ là lựa chọn và sơ chế thực phẩm đảm bảo, mà quá trình chế biến và lưu trữ cũng tác động đến chất lượng thực phẩm. Theo BS. Nguyệt “Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến, và nấu chín thực phẩm là cách để tránh gây ngộ độc”

Theo đó, thực phẩm chế biến xong nên ăn ngay, đảm bảo thơm ngon, hợp vệ sinh. Trường hợp nấu thức ăn thờ cúng để lâu cần tránh ruồi nhặng bám vào. Nên hâm nóng thức ăn trước khi ăn, thực phẩm ăn không hết cần bảo quản trong tủ lạnh đúng cách.

Nếu ăn bên ngoài hàng quán nhất là khi đi trên đường cần chú ý chọn nơi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn được trưng bày trong tủ kính sạch sẽ, người bán không dùng tay bốc thức ăn, không vừa múc thức ăn vừa thu tiền… nên ăn những món đã nấu chín, hạn chế các loại rau, thực phẩm còn sống.

NGUYÊN HÀ

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/an-sach-song-khoe/ngo-doc-thuc-pham-ngay-tet-lam-sao-de-tranh-882709.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY