Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngộ độc Thuốc diệt chuột thế hệ mới, nhiều bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu

(MangYTe) - Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) hiện đang điều trị cho 2 bệnh nhân ngộ độc Thuốc diệt chuột thế hệ mới.

Những bệnh nhân này không có biểu hiện co giật như Thuốc diệt chuột trước đây mà thường bị chảy máu, dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý chảy máu khác như: sỏi thận, xuất huyết tiêu hóa...

Bệnh nhân n.h.t (nam giới, 39 tuổi, trú tại hà nội) uống 4 viên Thuốc diệt chuột storm màu xanh giống viên kẹo và nhập viện trong tình trạng nôn khan, vẫn tỉnh táo, không co giật. được biết, bệnh nhân này có tiền sử rối loạn tâm thần. bác sĩ phạm thị lan hương cho biết, bệnh nhân bị ngộ độc Thuốc diệt chuột loại kháng vitamin k, chưa có tình trạng rối loạn đông máu.

Bệnh nhân thứ 2 (59 tuổi, trú tại hưng yên) uống nhầm 6 gói Thuốc diệt chuột vì nhầm tưởng đó là gói bột ngũ cốc. bệnh nhân được xác định uống Thuốc diệt chuột loại kháng vitamin k tác dụng kéo dài, đã điều trị tại tuyến dưới 3 ngày trong tình trạng rất nặng, rối loạn đông máu và tiếp tục được sử dụng Thuốc giải độc.

Ngộ độc Thuốc diệt chuột thế hệ mới, nhiều bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu - ảnh 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân ngộ độc Thuốc diệt chuột thế hệ mới.

Tiến sĩ, bác sĩ nguyễn trung nguyên, giám đốc trung tâm chống độc, cho biết: "hầu hết Thuốc diệt chuột cũ được nhập lậu từ trung quốc sẽ gây co giật, hôn mê, loạn nhịp tim. tuy nhiên, những năm gần đây, trung tâm chống độc tiếp nhận khá nhiều trường hợp ngộ độc Thuốc diệt chuột thế hệ mới".

Theo ts nguyên, loại Thuốc này gây chảy máu do kháng vitamin k và diễn biến âm thầm trong 3 ngày đầu, không có biểu hiện ra bên ngoài. sau thời gian này, bệnh nhân sẽ xuất hiện dấu hiệu chảy máu ở răng, mũi, da và hệ tiêu hóa...

Đặc biệt, một số bệnh nhân chỉ chảy máu nặng sau khi gặp chấn thương, va chạm mạnh hoặc làm các thủ thuật y tế tác động qua da như tiêm, chọc, tán sỏi... nhiều trường hợp không khai báo từng uống Thuốc diệt chuột còn khiến bác sĩ nhầm lẫn với bệnh lý khác.

Ngoài ra, nhiều trường hợp sử dụng Thuốc diệt chuột không an toàn hoặc lạm dụng dẫn đến tình trạng lẫn vào thức ăn, nước uống, thậm chí ngấm qua da. lượng Thuốc này được tích lũy và gây ngộ độc chậm cũng khiến người bệnh nhân và bác sĩ dễ nhầm lẫn hoặc bỏ qua.

Giám đốc trung tâm chống độc cho biết các loại Thuốc diệt chuột thế hệ mới rất phong phú và đa dạng về hình thức, chủng loại cũng như màu sắc.

"nhiều loại Thuốc diệt chuột có hình viên kẹo màu xanh, hồng, đỏ, trắng hay dạng dung dịch như siro, bột... người dân có thể dễ dàng mua các loại Thuốc này ở bất cứ đâu", tiến sĩ trung nguyên nhận định.

Ngộ độc Thuốc diệt chuột thế hệ mới, nhiều bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu - ảnh 2

Thuốc diệt chuột thế hệ mới rất đa dạng về hình thù và màu sáng cùng độc tính cao hơn.

Ông khẳng định tất cả loại hóa chất thế hệ mới có độc tính rất cao. các chất này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa và thải trừ rất chậm. trong 72 giờ đầu tiên, bệnh nhân có thể không xuất hiện triệu chứng. tuy nhiên, các bác sĩ cần âm thầm theo dõi xét nghiệm đông máu để xác định.

Hậu quả và độc tính của Thuốc diệt chuột có thể kéo dài nhiều tháng hoặc vài năm. do đó, bệnh nhân sau khi được cấp cứu phải duy trì đơn Thuốc và tái khám nhiều lần.

"khi phát hiện có người uống hóa chất diệt chuột, người dân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để cấp cứu, tốt nhất nên đến cơ sở y tế sớm trước 6 giờ, lúc đó các bác sĩ có thể dùng các biện pháp thải độc như rửa dạ dày, dùng than hoạt tính để đào thải bớt Thuốc ra ngoài.

Kể cả khi ra viện, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ y lệnh Thuốc và tái khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế. vì Thuốc diệt chuột có tác dụng rất dài, không phải khi bệnh nhân ra viện mà xem như đã hết tác dụng của Thuốc. nếu có các dấu hiệu như chảy máu chân răng, chảy máu dưới da, đi ngoài ra máu… cần vào viện ngay", bác sĩ nguyên khuyến cáo.

PV (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/ngo-doc-thuoc-diet-chuot-the-he-moi-nhieu-benh-nhan-phai-nhap-vien-cap-cuu-182314.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY