Kinh tế xã hội hôm nay

Ngôi sao võ thuật Thành Long kể về cảnh quay đáng sợ và ám ảnh nhất sự nghiệp

Để có được thành công khiến nhiều người ao ước như ngày hôm nay, Thành Long phải đánh đổi bằng những pha hành động đầy nguy hiểm như phi mình từ trên nhà cao tầng, đu mình trên máy bay, rượt đuổi trên nóc tàu hỏa, chui dưới gầm ô tô... mà không dùng diễn viên đóng thế. Cũng chính vì điều này mà Thành Long đã gặp không ít T*i n*n trên phim trường.

Thành Long không chỉ là ngôi sao võ thuật nổi tiếng Trung Quốc mà còn cả trên thế giới. Ông được mệnh danh là tượng đài võ thuật Trung Hoa.

Thành Long gây chú ý qua các bộ phim Kẻ ngoại tộc, Giờ cao điểm, Rồng bất tử, Túy quyền, Tôi là ai, Kế hoạch A, Câu chuyện cảnh sát… ở tuổi 66, Thành Long vẫn tham gia đóng phim chứa đựng nhiều cảnh quay hành động. Đây là một trong những trường hợp hiếm trong điện ảnh, vì đa số các nghệ sĩ qua tuổi lục tuần thường hiếm khi đảm nhận vai chính.

Thành Long sinh năm 1954 ở Hong Kong (Trung Quốc), trong một gia đình nghèo, bố mẹ ông ít học nên luôn mong mỏi con cái không thất học như mình. Vì thế, họ rất coi trọng việc học văn hóa của con. Chỉ cần Thành Long muốn, ông bà sẽ làm lụng chu cấp cho con. Trái với mong mỏi của bố mẹ, Thành Long ham chơi, bướng bỉnh, nghịch ngợm và không thích đi học. Cậu bé suốt ngày cùng đám bạn trèo cây, leo tường, đánh nhau, chẳng bao giờ chịu ngồi yên một chỗ.

Ông đến với võ thuật từ rất sớm, trải qua 10 năm rèn luyện trong lớp học võ cùng hàng chục năm lăn xả trên phim trường, ông được công nhận là một trong những ngôi sao hành động vĩ đại nhất mọi thời đại. Nam diễn viên từng nói: "Tôi không muốn là Lý Tiểu Long thứ hai, tôi muốn là Thành Long đầu tiên". Bằng ý chí, tài năng và cả sự liều mạng, ông đã làm được điều đó.

Tuy nhiên, để có được thành công khiến nhiều người ao ước như ngày hôm nay, Thành Long phải đánh đổi bằng những pha hành động đầy nguy hiểm đều được Thành Long tự mình thực hiện mà không dùng diễn viên đóng thế.

Trong thời kỳ hoàng kim của mình, Thành Long đã nhiều lần khiến khán giả sững sờ vì các cảnh phim có thể nguy hiểm đến tính mạng của mình. Nam diễn viên đã từng nhảy từ mái nhà lên thang treo trực thăng, lái xe tốc độ cao và lao vào tàu tốc hành, trượt xuống trụ kim loại có điện…

Sự liều lĩnh của Thành Long khiến nhiều người vừa lo lắng vừa nể phục. Cũng chính vì điều này mà Thành Long đã gặp không ít T*i n*n trên phim trường, trong đó có những T*i n*n đến giờ nhắc lại không chỉ Thành Long mà cả khán giả cũng phải rùng mình.

Thống kê về thương tích của Thành Long khiến bản thân anh cũng ái ngại. “Thời tuổi trẻ, tôi liều mạng đóng phim, đạt đến độ chân thực cao nhất. Giờ nghĩ lại cũng phải choáng váng vì khả năng của mình, không biết đã cải tử hoàn sinh bao lần”, Thành Long từng chia sẻ.

Trong một lần, khi được hỏi về cảnh quay mà ông nhớ nhất trong sự nghiệp, Thành Long đã nghĩ đến ngay phim Tôi là ai (Who am I) do Trần Mộc Thắng thực hiện vào năm 1998.

Trong bộ phim Tôi là ai, Thành Long đã có một cảnh phim không thể tin nổi. Nam diễn viên đã vào vai một điệp viên bị mất trí nhớ và bị truy đuổi bởi những người lạ mặt. Khi bị dồn đến đường cùng, Thành Long đã trượt từ trên nóc một tòa nhà cao 21 tầng ở thành phố Rotterdam (Hà Lan) xuống đất. Khi thực hiện cảnh phim này, Thành Long đã không sử dụng dây bảo hiểm, cũng không có lưới an toàn ở bên dưới. Nam diễn viên chỉ đơn giản là dựa vào cấu trúc của tòa nhà để trượt xuống. Cảnh phim này đã khiến nhiều tờ báo bình luận đây là cảnh phim “liều mạng” nhất thế giới.

Đây cũng là cảnh nguy hiểm bậc nhất trong ngành điện ảnh thế giới. Mặt phẳng nghiêng có độ cao 45 độ, rất dễ xảy ra sai sót nguy hiểm tính mạng.

“Tôi đã suy nghĩ và đắn đo về việc có thực hiện pha trượt ở độ cao này hay không. Sau 2 tuần tích lũy đủ can đảm, tôi mới dám quay. Đây là cảnh phim mạo hiểm nhất mà tôi từng thực hiện”, Thành Long chia sẻ.

Hiện nay, tòa nhà nơi Thành Long trượt xuống giờ trở thành địa điểm du lịch hút khách.

Những gì Thành Long đã trải qua khi đóng các phân cảnh nguy hiểm, khán giả khó lòng hình dung hết được. Thậm chí, báo chí Trung Quốc còn nhận định: “Thành Long đặt cược cả mạng sống để đóng phim”. Từ gãy tay, gãy chân, gãy đốt sống mũi, gãy răng hay thậm chí mất trí nhớ tạm thời, suy giảm thính lực, xuất huyết não… ông đều đã từng trải qua.

Trong sự nghiệp đóng phim và lịch sử những lần bị T*i n*n của mình, Thành Long từng thừa nhận, ám ảnh nhất là lần bị ngã từ trên đỉnh một nhà thờ xuống đất ở độ cao trên 10 mét trong Kế hoạch A.

"Tôi từng đắn đo về việc có nên thực hiện cảnh quay này hay không vì nó quá rủi ro nếu tiếp đất không an toàn. Kết quả là tôi đã bị thương nặng", Thành Long tâm sự.

Khi đó, nam diễn viên bị chấn thương nặng vùng xương cổ, dập xương mũi. Những người gan dạ nhất khi xem lại T*i n*n này cũng thấy rùng mình vì sự nguy hiểm của nó.

Mãi đến sau này Thành Long mới phải nhờ đến thế thân vì cảm thấy không còn đủ sức khỏe để tự mình thực hiện những pha hành động quá nguy hiểm trong phim nữa. Thành Long cũng tiết lộ những chấn thương trong quá khứ vẫn khiến ông đau đớn đến giờ, nhất là khi thời tiết thay đổi. Cũng vì sức khỏe, vài lần ông đã nghĩ đến chuyện giải nghệ.

Bên cạnh vai trò là một diễn viên, Thành Long còn là đạo diễn, nhà sản xuất, chỉ đạo võ thuật... Thành Long được ghi danh tại Đại lộ Ngôi sao Hong Kong (Trung Quốc) và Đại lộ Danh vọng Hollywood. Vào năm 2008, Thành Long đã hát tại Lễ bế mạc Thế vận hội mùa hè 2008.

Video: Thành Long trượt xuống từ tòa nhà 21 tầng trong phim Tôi là ai.

Quốc Tiệp (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/ngoi-sao-vo-thuat-thanh-long-ke-ve-canh-quay-dang-so-va-am-anh-nhat-su-nghiep-a475353.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong cuộc đời hành nghề của một bác sĩ, điều ám ảnh nhất chính là những cái ch*t của bệnh nhân ngay trên tay mình...
  • Nỗi sợ hãi, đau đớn trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng “yêu đương” của nhiều cặp vợ chồng. Thay vì dùng Thu*c, họ nên tới gặp bác sỹ tâm lý để có thể nồng cháy trở lại.
  • Nhiều năm qua, cầu Ông Điền đã hư hỏng rất nặng, ảnh hưởng lớn đến việc giao thông của người dân, họ rất bức xúc, vào mùa mưa lũ, không ai dám qua.
  • Đây là vụ T*i n*n giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường đèo dốc trong điều kiện thời tiết xấu ở Lào Cai
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
  • Bố cởi sạch quần áo của con rồi trói vào cột điện vì tội mê chơi. Chú phạt cháu đeo bảng “Tôi là thằng ăn cắp” đứng trước cửa nhà...
  • Tuyến tụy có chức năng sản xuất hormon, điều tiết lượng đường trong máu và các enzym giúp tiêu hóa chất béo và protein đi vào cơ thể.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY