Kinh tế xã hội hôm nay

Ngồi xe máy đi qua, bất ngờ bị chó nhà hàng xóm lao ra cắn lóc mảng da chân lớn, đứt dây thần kinh

Bệnh nhân nữ ở Hà Nội được người nhà đưa đến viện trong tình trạng tổn thương nặng vùng cẳng chân với 1 mảng lóc da vạt ngược kích thước 30x20 cm.

Ngồi xe máy đi qua, bất ngờ bị chó nhà hàng xóm lao ra cắn lóc mảng da chân lớn, đứt dây thần kinh - Ảnh 1.

Tổn thương ở chân bệnh nhân do chó cắn.

Trước đó, trên đường về nhà, vợ chồng bệnh nhân v.t.h. có tránh 1 con chó thuộc giống chó săn của nhà hàng xóm. tuy nhiên, do dây xích dài, con chó đã lao đến cắn vào chân phải của bệnh nhân đang ngồi phía sau xe máy. nhận thấy vết thương khá rộng nên gia đình sơ cứu qua và đưa bà h. tới bệnh viện bưu điện khám.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, ThS.BS Bùi Đức Ngọt, Khoa Ngoại Tổng hợp nhận thấy tính chất phức tạp của vết thương nên đã tiến hành xử lý, làm sạch vết thương, tiêm phòng uốn ván. Tiếp đó, bệnh nhân được mổ cấp cứu, cắt lọc xử lý mảng da lóc.

Sau mổ, vết thương bệnh nhân khô sạch, không nhiễm trùng, có dấu hiệu hồi phục tốt, 2 tuần sau phẫu thuật lượng da sống đạt 80%. đáng tiếc, vết thương do chó cắn đã khiến bệnh nhân bị đứt 1 số dây thần kinh không thể khắc phục, để lại di chứng tê bì ở mu bàn chân bị thương.

Theo bác sĩ bùi đức ngọt, tổn thương dạng lóc da như bệnh nhân này không phải hiếm gặp nhưng do nguyên nhân bị chó cắn thì rất hãn hữu. thông thường khi bị súc vật hay chó cắn, đa số sẽ gây tổn thương sâu chứ không gây lóc một mảng da lớn như thế này. nhìn bằng mắt thường có thể thấy vết thương không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng những vết thương do súc vật cắn đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ do virus dại và các vi khuẩn ở miệng súc vật, nhất là chó có độc lực cao. các virus, vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn huyết hoặc khiến người bệnh nhiễm virus dại sau một vài ngày dẫn đến Tu vong nếu không được điều trị và phòng ngừa kịp thời.

Mùa hè đến, cùng với nhiều loại bệnh dịch dễ phát sinh trong thời tiết nóng nực trong đó có bệnh dại. Hơn ai hết, chủ nhân của các loại súc vật nhất là chó cần hết sức lưu ý việc quản lý, giám sát vật nuôi, không thả rông chó, mèo, thường xuyên đeo rọ mõm, xích vật nuôi không nên để quá dài… Nếu không may bị chó, mèo hay các loại súc vật khác cắn, ngay lập tức người nhà nên dùng băng sạch băng vết thương lại rồi đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, xử lý kịp thời.

Theo VTV News

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/ngoi-xe-may-di-qua-bat-ngo-bi-cho-nha-hang-xom-lao-ra-can-loc-mang-da-chan-lon-dut-day-than-kinh-20200606085250418.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn hỏi địa điểm chích ngừa bệnh dại do bị chó cắn khu vực quận Tân Phú, Bình Tân. Nếu có làm việc thứ 7 và chủ nhật càng tốt. Xin cảm ơn! (Tuấn - Bình Tân) Cho tôi hỏi, ngày tết nếu chẳng may đi đường bị va quệt xe trầy chân tay cần phải đi chích ngừa phong đòn gánh thì phải làm sao? Hình như trong 24h đầu chích kiểu khác, sau 24h chích kiểu khác phải không Mangyte? (Thanh Bình - Q. Gò Vấp)
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY