Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ngủ nhiều: nguyên nhân ẩn sau cảm giác buồn ngủ cả ngày

Mất ngủ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhưng ngủ quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Người ta ước tính có 4-6% dân số nói chung bị mắc chứng ngủ quá nhiều.
Mất ngủ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhưng ngủ quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Người ta ước tính có 4-6% dân số nói chung bị mắc chứng ngủ quá nhiều. Nếu bạn đã ngủ ít nhất 10-12 giờ mỗi đêm và thức dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, đó là lúc bạn cần đánh giá lại chu kỳ giấc ngủ của mình và đi khám bác sĩ.

Dưới đây là những dạng khác nhau của chứng ngủ nhiều sẽ giúp bạn đánh giá vấn đề.

Ngủ rũ

Ngủ rũ là một rối loạn thần kinh hiếm và kéo dài, chỉ ảnh hưởng tới khoảng 0,026% dân số. nguyên nhân là do mất khả năng duy trì chu kỳ thức ngủ bình thường và gây buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Một triệu chứng phổ biến khác của ngủ rũ là sự tê liệt nhất thời, nghĩa là giảm đột ngột cử động cơ chủ động gây ra bởi những cảm xúc mạnh như cười, tức giận hay phấn khích. Nó giống như một cơn co giật và có thể xảy ra đột ngột.

Bệnh nhân ngủ rũ cũng bị ảo giác lúc ngủ hoặc thậm chí khi thức, tê liệt khi ngủ và chất lượng giấc ngủ kém. Các triệu chứng của loại ngủ nhiều này bắt đầu xuất hiện ở tuổi thiếu niên và vẫn chưa rõ nguyên nhân. Rối loạn giấc ngủ này thường bị các bác sĩ chẩn đoán nhầm và có thể chỉ được chẩn đoán đúng với sự giúp đỡ của một số xét nghiệm. Cho tới nay, chưa có phương pháp nào chữa trị ngủ rũ, nhưng các triệu chứng như tê liệt nhất thời và ngủ nhiều suốt ngày có thể được kiểm soát bằng Thu*c.

Ngủ nhiều vô căn

Đây là một tình trạng hiếm khác và nghiên cứu chỉ ra rằng nó ít xảy ra hơn ngủ rũ gấp 10 lần.

Bảng phân loại Rối loạn giấc ngủ Quốc tế định nghĩa chứng ngủ nhiều vô căn là khoảng thời gian ngủ bình thường hoặc kéo dài vào ban đêm có liên quan tới tình trạng buồn ngủ cả ngày. Không giống với bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ, những người bị ngủ nhiều vô căn thường ngủ suốt đêm và mặc dù ngủ nhiều trong ngày hơn bình thường ít nhất 1-2 giờ và vẫn có cảm giác buồn ngủ suốt ngày.

Nó thường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bệnh nhân vì nhu cầu ngủ hơn 10 giờ mỗi ngày cũng có thể ảnh hưởng tới trí nhớ và sự tập trung của người bệnh. Chưa có cách chữa ngủ nhiều vô căn cũng như nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ.

Ngủ nhiều lặp đi lặp lại

Đây là loại ngủ nhiều được đặc trưng bởi các đợt buồn ngủ lặp đi lặp lại có thể kéo dài vài ngày thậm chí vài tuần. Bệnh nhân có thể ngủ tới 18 giờ/ngày và chỉ ra khỏi giường khi đi vệ sinh hoặc ăn uống. Những đợt ngủ nhiều này có thể diễn ra thất thường sau vài tuần hoặc vài tháng và khi chúng kết thúc, bệnh nhân lại trở lại giấc ngủ bình thường. Các triệu chứng khác bao gồm ăn nhiều, mất hứng thú T*nh d*c và kích thích. Việc chẩn đoán và điều trị ngủ nhiều lặp đi lặp lại có thể là thử thách đối với bác sĩ và các chất kích thích thậm chí là lithium cũng được sử dụng.

BS Tuyết Mai

(Theo THS/ Univadis)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ngu-nhieu-nguyen-nhan-an-sau-cam-giac-buon-ngu-ca-ngay-n118352.html)
Từ khóa: ngu nhieu

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY