Năm 1997, Jobs trở lại Apple với tư cách là CEO. Lúc này, ông phải đối mặt với một tình huống rất khó khăn. Thị trường máy tính để bàn đã bị Microsoft chiếm giữ.
Apple thiếu các sản phẩm phổ biến và đang trên bờ vực phá sản. Chỉ bằng cách tung ra các sản phẩm mới có thể bán tốt, nó mới có thể hồi sinh.
Năm 1999, Jobs phát hiện ra rằng Apple có bằng sáng chế cho một công nghệ mới, nhưng nó chưa được sử dụng, đó là FireWire. Tốc độ truyền của giao thức này nhanh hơn hàng chục lần so với giao diện USB 1.1 phổ biến vào thời điểm đó.
Ông nhận ra rằng thông qua FireWire, người dùng có thể nhanh chóng chuyển video được quay bằng máy ảnh kỹ thuật số sang máy tính để chỉnh sửa. Jobs ngay lập tức quyết định rằng iMac thế hệ tiếp theo sẽ bao gồm giao diện FireWire.
Nhưng sau khi video được tải lên máy tính, phải có phần mềm để chỉnh sửa. Apple ban đầu dự định phát triển một phần mềm chỉnh sửa video đơn giản, dễ sử dụng bằng cách hợp tác với Adobe, nhưng Adobe đã từ chối. Apple đã phải tự viết phần mềm này và đó là nguồn gốc của iMovie.
Cũng vào thời điểm đó, Jobs đã thiết lập chiến lược "trung tâm kỹ thuật số" cho máy tính Mac và dấn thân vào thị trường truyền thông kỹ thuật số đang mở rộng.
Sau khi máy tính Mac có thể xử lý video, mục tiêu tiếp theo là xử lý nhạc số. Vào thời điểm đó, phần mềm chia sẻ tập tin âm thanh bất hợp pháp Napster (ảnh trên) đã cho mọi người thấy sự phát triển của nhạc số.
Bất chấp các vấn đề pháp lý, mọi người dùng biết rằng việc tải xuống các file MP3 từ Internet sẽ là cách phân phối âm nhạc trong tương lai.
Máy tính Mac không có bất kỳ chức năng nào liên quan đến âm nhạc được xây dựng tại thời điểm đó. Để lấp đầy khoảng trống này, Apple đã mua SoundJam MP, một phần mềm máy nghe nhạc MP3 để dùng cho máy tính Mac.
Ba tác giả của phần mềm đã trở thành nhân viên của Apple và Jeff Robbin chịu trách nhiệm lãnh đạo việc phát triển của tất cả các phần mềm âm nhạc kỹ thuật số cho Apple.
Vào tháng 1/2001, nhóm của Jeff Robbin đã tạo ra iTunes (ảnh trên) dựa trên SoundJam và thêm các chức năng sao chép và ghi đĩa CD. Sau đó, máy tính Mac đã có thể chuyển đổi nhạc trên CD sang tệp MP3.
Nhưng một trong những vấn đề phát sinh từ việc này là người dùng phải được phép chuyển các tệp này sang máy nghe nhạc MP3 cầm tay.
Máy nghe nhạc MP3 cầm tay bắt đầu xuất hiện vào giữa những năm 1990. Steve Jobs tin rằng tất cả các sản phẩm như vậy trên thị trường đều xấu và rất khó sử dụng, Apple cần phải phát triển một loại máy nghe nhạc MP3 cầm tay của riêng mình.
Quyết định này cũng có nghĩa là, ngoài máy tính Mac, Apple sẽ bắt đầu can thiệp vào thị trường sản phẩm phần cứng di động.
Hầu hết các máy nghe nhạc MP3 cầm tay thời đó đều sử dụng bộ nhớ flash và chỉ có thể lưu trữ khoảng một CD bài hát, tức là khoảng 10 bài hát. Một vài loại thì sử dụng hệ thống lưu trữ đĩa cứng (trong hình), mặc dù có dung lượng lớn hơn nhưng thiết kế cũng lớn và có giao diện người dùng rất khó sử dụng.
Hơn nữa, tất cả thiết bị chỉ sử dụng giao diện USB 1.1 để chuyển nhạc từ máy tính sang hệ thống phát nhạc. Thời gian chuyển của một CD ca nhạc 10 bài mất 5 phút, tức là nếu bạn muốn chuyển 1.000 bài hát, sẽ mất đến vài giờ.
Steve Jobs tin rằng mục đích chính của máy nghe nhạc MP3 cầm tay của Apple phải là hoạt động tốt với iTunes và thu hút nhiều khách hàng sử dụng máy tính Mac. Các yêu cầu về thiết kế ban đầu chỉ bao gồm 2 điểm.
Một là sử dụng giao thức kết nối FireWire để giải quyết vấn đề truyền tải, thứ hai là sử dụng ổ đĩa cứng 5 GB kích thước chỉ 1,8 inch, đặc biệt do Toshiba cung cấp (trong hình). Nó có thể làm cho thiết bị nhỏ hơn các máy nghe đĩa cứng khác trên thị trường.
Do hạn chế về tài chính, tất cả các kỹ sư của Apple đã đầu tư vào máy tính Mac và không có thêm nhân lực để phát triển máy nghe nhạc cầm tay này. Vì vậy họ đã thuê Tony Fadell (từ Philips) làm tư vấn thiết kế. Ông đã lãnh đạo nhóm phát triển thiết bị dựa trên mẫu thiết bị hỗ trợ Windows CE của Nino.
Tony Fader đã thiết kế ra 3 mô hình sản phẩm trong 6 tuần. Jobs sau đó đã phê duyệt một trong những mẫu thiết kế này, mời Faddell về làm nhân viên chính thức của Apple và bổ nhiệm ông phụ trách mảng thiết bị nghe nhạc cầm tay.
Một quyết định thiết kế quan trọng khác của dòng sản phẩm này lại được đưa ra bởi Schiller, phó chủ tịch tiếp thị Apple, đó là tính năng chọn các bài hát thông qua bánh xe cuộn. Các máy nghe nhạc MP3 khác sử dụng nút cộng + và nút - để chọn bài hát và chỉ có thể di chuyển một mục từ danh sách bài hát cùng một lúc. Nếu có một ngàn bài hát, điều này sẽ trở nên không khả thi. Sử dụng bánh xe cuộn, người dùng có thể nhanh chóng trượt ngón tay để điều hướng danh sách theo tỷ lệ mong muốn.
Để giảm bớt áp lực kinh tế cho công ty, Jobs đã yêu cầu dòng sản phẩm mới này phải có mặt trong danh sách mua sắm dịp Giáng sinh năm 2001. Điều này nghĩa là chỉ còn lại cho Fader 6 tháng làm việc. Ông phải thành lập một nhóm, vừa phát triển sản phẩm, vừa sản xuất và đưa chúng lên kệ trong vòng 6 tháng.
Đây cũng là một trong những vấn đề về văn hóa làm việc của Apple. Khi trọng tâm phát triển tập trung vào dòng sản phẩm máy tính Mac, sẽ có rất ít tài nguyên cho các dự án khác. Nếu bạn gặp khó khăn, bạn phải tự tìm ra con đường của riêng mình.
Fadel hiểu rằng công ty sẽ không đóng dự án này cho đến khi việc phát triển sản phẩm được hoàn thành và sản phẩm này có thể gây ra tổn thất tài chính. Ông cũng tin rằng nếu Apple không phát hành thiết bị kịp thời, các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ phát hành các thiết bị tương tự để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường mới này.
Do hạn chế về thời gian, hầu hết các thành phần của máy nghe nhạc này đã được mua từ các công ty bên ngoài trước khi chúng được Apple tự sản xuất. Chip giải mã MP3 đến từ một công ty có tên PortalPlayer ở San Jose. Tai nghe (hình trên) được sản xuất bởi Fostex. Hệ điều hành này được gia công từ Pixo. Chỉ có giao diện người dùng được thiết kế bởi các nhà thiết kế iTunes của Apple.
Mặc dù vậy, đội của Fadel cũng phải làm việc 7 ngày một tuần, nếu không sẽ không theo kịp lịch trình ra mắt.
Giống như các sản phẩm khác của Apple, Steve Jobs có yêu cầu rất cao về ngoại hình của sản phẩm, hy vọng nó sẽ nổi bật về mặt trực quan. Đội ngũ thiết kế kiểu dáng công nghiệp của Jonathan Ive chịu trách nhiệm thiết kế ngoại thất của dòng thiết bị này.
Ive đã thiết kế hàng tá hình dạng và cuối cùng mượn ý tưởng từ chiếc radio bỏ túi Braun T3 (hình trên). Một chiếc hộp đơn giản, kích thước bằng một lá bài, bề mặt là polycarbonate trắng, dát lên một vỏ thép không gỉ.
Apple đã thuê nhà văn tự do Vinnie Chieco và giao cho nhiệm vụ đặt tên. Ông nghĩ rằng Jobs đã đề cập rằng máy tính Mac nên là trung tâm cho các phương tiện kỹ thuật số và thiết bị phát nhạc này là một nhánh của các trung tâm. Do đó, nhà văn này đã nghĩ rằng nó như một con tàu vũ trụ với máy tính như trạm trung chuyển, nơi có nhiều tàu vũ trụ nhỏ bay xung quanh.
Bộ phim truyền hình khoa học viễn tưởng "Star Trek" gọi dạng tàu vũ trụ nhỏ này là "Shuttlepod", vì vậy ông đề nghị đặt tên cho nó là iPod. Jobs thích cái tên này, nên vấn đề đã nhanh chóng được giải quyết. Tên này không có ý nghĩa kết nối với âm nhạc và các chức năng của iPod có thể phát triển theo thời gian, do đó công ty không cần phải thay đổi tên gọi bao giờ nữa.
Tuy nhiên, sự cố ngày 11/9/2001 đã nổ ra vào thời gian này. Apple đã đưa kịp sản phẩm iPod từ Trung Quốc trở về Mỹ trước khi chính phủ nước này tạm đóng các đường bay. Nên biết rằng nếu bỏ lỡ khoảng thời gian này, Apple sẽ bỏ lỡ mùa mua sắm Giáng sinh vào cuối năm.
Vụ việc ngày 11/9 cũng mang lại cảm giác cấp bách cho mọi người, vì họ không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Vì vậy mọi người đều làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng mọi thứ hoàn thành theo đúng như dự kiến.
Vào ngày 23/10/2001, Apple đã ra mắt iPod với 5GB bộ nhớ lưu trữ, trong một thiết kế hình hộp màu trắng mịn, chỉ bằng kích thước của một thẻ bài.
Máy nghe nhạc này không có nắp thay pin, không có công tắc nguồn và không có ốc vít. Apple hy vọng sẽ che giấu công nghệ nội bộ của sản phẩm khỏi người dùng và chỉ truyền tải một thông điệp đơn giản tới họ: Nó hoàn toàn được sử dụng để phát nhạc.
Vào tháng 11/2001, chiếc iPod đầu tiên đã chính thức được giao cho người tiêu dùng. Kể từ đó, iPod đã rất phổ biến và thống trị ngành công nghiệp máy nghe nhạc. Tính đến nay, Apple đã bán ra hơn 400 triệu chiếc iPod, kèm theo đó là doanh số của hơn 35 tỷ bài hát.