Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Người cao tuổi và có bệnh nền cần lưu ý gì khi tiêm vaccine COVID-19?

Theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, nguy cơ mắc và triệu chứng tăng nặng do COVID-19 gia tăng theo độ tuổi. Do đó, CDC khuyến cáo những người từ 65 tuổi trở lên nên tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Đến nay, tiêm vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời giúp người mắc bệnh giảm nhẹ triệu chứng và nguy cơ Tu vong.

Tại Việt Nam đang sử dụng các loại vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các vaccine này đều được chỉ định tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, riêng vaccine AstraZeneca, theo hướng dẫn của nhà sản xuất được tiêm cho người từ 18 tuổi-65 tuổi (người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính cần thận trong trong tiêm chủng).

Tiêm vaccine covid-19 cho người cao tuổi tại tp hồ chí minh. (ảnh: bộ y tế)

Với yêu cầu hàng đầu là sẽ tiến hành tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn, các địa phương đang triển khai chiến dịch tiêm theo diễn biến dịch và lượng vaccine được cung ứng, từ đó quyết định các đối tượng tiêm và phạm vi triển khai.

Trong đợt tiêm chủng thứ 5 triển khai từ tuần cuối tháng 7/2021 tại hà nội và tp hồ chí minh, đối tượng ưu tiên tiêm vaccine covid-19 đã được điều chỉnh. trong đó, tp hồ chí minh tổ chức tiêm vaccine cho người trên 18 tuổi thuộc 15 nhóm đối tượng. với 2 nhóm đứng đầu là người mắc bệnh nền được điều trị ổn định và người trên 65 tuổi (theo nguyên tắc ưu tiên trên 80 tuổi, từ 70 đến 80 tuổi, trên 65 tuổi).

Với nỗ lực đẩy nhanh miễn dịch cộng đồng, TP Hồ Chí Minh đã triển khai cả các điểm tiêm chủng lưu động để hỗ trợ các đối tượng là người cao tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử tai biến, phải ngồi xe lăn... Hơn nữa, chiến dịch tiêm chủng lưu động cũng đạt lợi ích rất lớn trong đảm bảo giãn cách trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ thực tế tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người cao tuổi, BS Nguyễn Tấn Phát, Trạm y tế (TYT) Phường Tân Quý, TP Hồ Chí Minh cho biết, những cụ già, đặc biệt là những cụ có bệnh nền cần phải khám trước tiêm rất kỹ lưỡng trước khi tiến hành tiêm. Những trường hợp các cụ có bệnh nền đang được điều trị ổn mới được chỉ định tiêm.

“Trước tiêm, nhân viên y tế cũng phải hỏi kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng Thu*c và thức ăn, đồng thời nhân viên y tế cũng phải theo dõi chặt 30 phút sau tiêm. Đặc biệt, đối với các cụ cao tuổi, việc động viên, nâng đỡ tinh thần là rất quan trọng. Nhân viên y tế cần giải thích cho các cụ hiểu về lợi ích của tiêm vaccine giúp các cụ có miễn dịch phòng chống nhiễm bệnh cho bản thân và gia đình”, BS Tấn Phát nói.

Trong khi đó, tại Hà Nội, thành phố chủ trương tiêm vaccine cho 13 nhóm đối tượng, trong đó, nhóm thứ 8 là người mắc các bệnh mạn tính và người trên 65 tuổi... Khi có đủ vaccine, ngành y tế Hà Nội sẽ triển khai đồng loạt trên toàn thành phố

Với người cao tuổi và có bệnh nền, các chuyên gia lưu ý, nhóm đối tượng này hệ miễn dịch đã suy giảm so với người trẻ tuổi, do vậy nên khám sàng lọc kỹ lưỡng. nhóm đối tượng này cũng cần uống Thu*c điều trị bệnh lý, đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng, chống dịch, nhất là khẩu hiệu 5k. căn cứ vào tình hình sức khỏe của người cao tuổi và có bệnh nên, bác sĩ sẽ có quyết định có tiêm vaccine covid-19 hay không.

Lưu ý về một số loại vaccine phòng COVID-19 đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam:

AstraZeneca

Vaccine này được tiêm cho người trên 18-65 tuổi. Thời gian tiêm giữa 2 mũi từ 8-12 tuần.

Đối với người lớn tuổi, hiệu quả của vaccine đạt 60% ở người trên 70 tuổi trong việc ngăn ngừa COVID-19 kéo dài 6 tuần sau liều đầu tiên; giảm 73% nhập viện liên quan COVID-19 ở người trên 80 tuổi. Giảm 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở người già từ 80 tuổi trở lên có mắc các bệnh mạn tính đi kèm.

Pfizer

Đây là vaccine được chỉ định tiêm cho người trên 12 tuổi. Nhưng giai đoạn đầu chiến dịch tiêm chủng chỉ khuyến khích các đối tượng có bệnh nền để tạo kháng thể một cách chủ động, nên chưa tiêm rộng rãi cho người từ 12-16 tuổi, mà ưu tiên tiêm cho người trên 65 tuổi và 16 đến 18 tuổi.

Thời gian chờ giữa 2 mũi tiêm từ 3 đến 6 tuần.

Đối với người cao tuổi, sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả bảo vệ người trên 70 tuổi đạt 61%. Hoàn thành 2 mũi tiêm giúp giảm 94,7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

Moderna

Vaccine này được tiêm cho người trên 18 tuổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi từ 4-6 tuần.

Sau tiêm, cơ thể bắt đầu có miễn dịch sau 14 ngày từ mũi 1. Hiệu quả đạt được là 51,8%. Khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2, hiệu quả phòng bệnh đạt 94.1%.

Ở người từ 65 tuổi trở lên nếu được tiêm đủ 2 mũi vaccine Moderna sẽ giúp giảm 86.4% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

Theo Thiên Bình/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/xa-hoi/nguoi-cao-tuoi-va-co-benh-nen-can-luu-y-gi-khi-tiem-vaccine-covid-19-886691.vov

Theo Thiên Bình/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguoi-cao-tuoi-va-co-benh-nen-can-luu-y-gi-khi-tiem-vaccine-covid-19/20210830074945400)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY