Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người đàn ông 34 tuổi bị nhồi máu cơ tim vì làm việc đơn giản này sau khi uống rượu

Sau khi uống rượu say, làm 2 việc này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, thậm chí là mất mạng, trường hợp người đàn ông 34 tuổi phải vào viện cấp cứu sau khi uống rượu là một minh chứng.

Anh Hứa, 34 tuổi (ở An Huy, Trung Quốc), từ khi làm công việc tiêu thụ hàng hóa, như thường lệ, anh cùng vài người bạn đi ăn tối. Trong bữa ăn, mọi người đều nói chuyện vui vẻ, uống vài chai rượu trắng. Đến buổi tối muộn, anh Hứa sau khi về đến nhà thì cảm thấy khó chịu, và nôn ói trong nhà vệ sinh. Vợ anh Hứa vô cùng tức giận còn nói: "Sau này anh còn

Đến bệnh viện, qua kiểm tra bác sĩ phát hiện, anh Hứa bị nhồi máu cơ tim đột ngột, cần phải phẫu thuật ngay lập tức, may mắn được cấp cứu kịp thời, anh Hứa đã không còn nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẫn phải ở lại bệnh viện để quan sát điều trị.

Bác sĩ nhắc nhở: Làm 2 điều này sau khi uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

1. Đi tắm sau khi uống rượu

Sau khi uống, cơ thể vì phát tán rượu nên sẽ làm giãn mạch máu. Nếu tắm vào thời điểm này, các mạch máu một lần nữa bị giãn nở, sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị đột quỵ. Mặc dù, có tắm bằng nước nóng, việc làm này cũng có thể khiến hạ đường huyết và rất dễ bị ngất.

Nếu những người bị huyết cao và bệnh tim mạch vành, thì tắm sau khi uống rượu rất dễ khiến máu cung cấp cho tim không đủ, gây nhồi máu cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, kiến nghị những người uống rượu, sau 2- 3 tiếng mới được tắm, nhiệt độ nước khoảng 38 độ C, cần phải duy trì thông gió.

2. Không nên vận động thể chất quá mạnh

Sau khi uống rượu, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên vận động thể chất quá nhanh và mạnh. Bởi khi ấy, cơ thể chúng ta rất dễ hạ đường huyết, tăng nguy cơ tiêu cơ vân cấp tính.

Tiêu cơ vân cấp tính là một bệnh rất nghiêm trọng, đặc biệt phức tạp khi trở thành suy thận cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây Tu vong. Ngoài ra, vấn đề đường huyết và huyết áp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới não và tim mạch, gây ra nhiều nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột tử.

Một số loại thực phẩm giúp giải rượu

Trà gừng: Thay vì dùng gừng trực tiếp, bạn có thể sử dụng trà gừng giấm lên men. Do trong loại trà này có gừng sẽ làm dịu dạ dày, chất chống co thắt, làm thư giãn hệ tiêu hóa, giảm thiểu đầy hơi và chống lại sự buồn nôn) đồng thời giúp bổ sung vitamin B và giảm tác dụng bất lợi của rượu trên niêm mạc ruột.

Nước tinh khiết: Khi say rượu sau khi uống quá nhiều, lượng cồn trong cơ thể cao làm thận tăng cường hoạt động khiến bạn đi tiểu nhiều và cồn còn có tính khử nước mạnh khiến cơ thể mất nhiều nước gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.

Do vậy, khi say cần uống thật nhiều nước ngay khi đó và suốt cả ngày hôm sau để giữ đủ lượng nước trong cơ thể, giúp cơ thể nhanh tỉnh táo, hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi và ợ nóng.

Chuối: Trong chuối chứa nhiều kali, một chất bị mất đi khi uống rượu nên khi say bạn nên ăn loại trái cây này để bổ sung. Ngoài ra, đây cũng là trái cây tốt cho dạ dày và có thể cung cấp cho cơ thể những chất điện giải quan trọng đã bị mất do say rượu.

Trái cây nhiều nước: Các loại trái cây chứa nhiều nước như cam, bưởi, dưa hấu… cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp người say làm ẩm, phục hồi đường ruột và làm dịu dạ dày. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho quá trình tiêu hóa.

(Nguồn: Sohu)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nguoi-dan-ong-34-tuoi-bi-nhoi-mau-co-tim-vi-lam-viec-don-gian-nay-sau-khi-uong-ruou-20200310204706679.chn)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Nếu bạn thường xuyên uống rượu nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY