Kinh tế xã hội hôm nay

Người lao động kỳ vọng vào gói hỗ trợ 26.000 tỷ

Gói hỗ trợ mới với những cải cách về thủ tục hành chính sẽ giúp người lao động và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, được kỳ vọng sẽ là nguồn hỗ trợ cần thiết, kịp thời giúp người lao động, doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Nhiều điểm mới

“cơn bão” covid-19 đã làm nhiều lao động bị mất việc làm, tạm nghỉ hoặc nghỉ giãn việc và giảm thu. nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã buộc phải tạm đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. việc nghị quyết số 68/nq-cp về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19 (gọi tắt là nghị quyết số 68) ra đời được xem là một giải pháp thiết thực của chính phủ nhằm góp phần hạn chế những tác động tiêu cực, hỗ trợ các cơ sở phục hồi sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động.

Theo đánh giá, chính phủ đã mở rộng thêm các nhóm đối tượng chính hưởng lợi và quy định 12 nhóm chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trẻ em và người đang điều trị covid-19, người đang cách ly y tế, phụ nữ có thai, người lao động chính thức và lao động phi chính thức. quyết định 23 cũng đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể và thời gian thực hiện rõ ràng, nhanh chóng đối với 11 nhóm trong số này. những hướng dẫn cụ thể này sẽ giúp cho gói hỗ trợ được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn.

Theo nghị quyết 68, đối tượng thụ hưởng được mở rộng, bao gồm: người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021, đang tham gia bhxh bắt buộc được hỗ trợ 1,8 triệu đồng; nghỉ việc không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng từ 1 tháng trở lên được hỗ trợ 3,7 triệu đồng. đặc biệt, điểm mới trong chính sách hỗ trợ lần này là dành sự quan tâm tới phụ nữ và trẻ em.

Theo đó, các trường hợp người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người; đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em thì được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ chưa đủ 6 tuổi. đối với lao động bị nhiễm covid-19, chính sách lần này hỗ trợ toàn bộ tiền ăn. riêng trẻ em sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/trẻ em.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 68 cũng bổ sung nhiều chính sách mới như: Giảm mức đóng bảo hiểm T*i n*n lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) và hướng dẫn viên du lịch; cho vay trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), các địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách để xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức hỗ trợ.

Người lao động kỳ vọng vào gói hỗ trợ

Một trong những nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch covid-19 được thụ hưởng gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng của chính phủ là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

Lao động tự do kỳ vọng vào gói hỗ trợ mới của Chính phủ

Chị nguyễn thu huyền là một giáo viên dạy học tại một trung tâm cho biết: bắt đầu từ những tháng đầu năm 2020, khi dịch covid-19 mới xuất hiện và diễn biến phức tạp, trung tâm phải đóng cửa để thực hiện các biện pháp phòng dịch. chị cùng nhiều giáo viên khác phải nghỉ làm. tình trạng này lại tái diễn sau đợt bùng phát lại từ cuối tháng 4/2021 đến nay. những tháng nghỉ việc để phòng dịch là chừng ấy thời gian chị và đồng nghiệp không có thu nhập. "dịch covid-19 kéo dài, lớp tạm đóng cửa thì chúng tôi phải nghỉ việc không có lương. rất may mắn cho chúng tôi là đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ thiết thực như tặng thực phẩm thiết yếu, hỗ trợ đóng bhxh… của lãnh đạo trung tâm", chị huyền chia sẻ.

Tuy vậy, cuộc sống vẫn còn khó khăn khi phải nuôi 2 cháu nhỏ, mọi chi phí sinh hoạt đều đổ dồn vào đồng lương công nhân ít ỏi của chồng. để duy trì cuộc sống, chị huyền phải bươn chải nhiều công việc, phải đi làm công việc dọn dẹp thuê, bán hàng online… “vừa qua, trên phương tiện đại chúng, tôi có nghe chính phủ tiếp tục dành nguồn ngân sách khoảng 26 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch covid-19. tôi mong rằng các thủ tục để được nhận hỗ trợ sẽ được đơn giản tối đa để người lao động sớm nhận được khoản tiền hỗ trợ, ổn định cuộc sống" - chị huyền chia sẻ.

Chị vũ bích thủy, phố nguyễn khang (quận cầu giấy) làm nghề tự do, ai thuê gì làm nấy. nhưng công việc mà chị làm nhiều nhất chính là đi phục vụ cho một số cửa hàng ăn trên phố nguyễn khang. tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên nhiều quán ăn phải đóng cửa trong thời gian dài, chị thủy cứ thế triền miên phải nghỉ việc. bản thân chị sức khỏe không được tốt, vì vậy ngoài việc này ra không thể đi làm được những việc nặng khác. cuộc sống gia đình trở nên rất khó khăn, nhất là khi hai cậu con trai chuẩn bị bước vào năm học mới, có nhiều khoản phải chi tiêu.

"qua báo đài, tôi biết được về gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng của chính phủ dành cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi covid-19. tôi là lao động tự do. việc có thuộc đối tượng được hỗ trợ hay không và mức hỗ trợ cụ thể là bao nhiêu, còn phụ thuộc vào việc xem xét của chính quyền. tuy vậy, là một trong những đối tượng lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch covid-19, tôi cũng rất phấn khởi. có thể chính sách không bao phủ được đến toàn bộ những lao động bị ảnh hưởng, song sự quan tâm thiết thực, kịp thời của chính phủ là nguồn động viên để chúng tôi vượt qua khó khăn", chị thủy nói.

Mặc dù chưa có số liệu khảo sát cụ thể về số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 trên địa bàn thành phố hà nội trong đợt dịch lần này, song với những tác động của dịch trong thời gian dài thì chắc chắn con số ấy không phải là nhỏ. hiện nay, ubnd thành phố đã giao cho các sở, ngành chức năng có liên quan nghiên cứu nghị quyết số 68 của thủ tướng chính phủ để kịp thời thực hiện các chính sách mà nghị quyết đề ra.

Rút kinh nghiệm từ gói hỗ trợ 62.000 tỷ

Theo đánh giá của ông Phạm Quang Tú, Phó giám đốc tổ chức Oxfam Việt Nam, Nghị quyết 68 đã được thông qua kịp thời với một số điều chỉnh, tiếp thu các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng (Nghị quyết 42). Điều này thể hiện qua kết quả đánh giá của các cơ quan cho thấy gói hỗ trợ này được thực hiện chưa hiệu quả như mong đợi.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung: "Chậm triển khai gói hỗ trợ là có lỗi với dân, xảy ra tiêu cực là có tội với dân.."

Tỷ lệ chi hỗ trợ trực tiếp chỉ đạt hơn 22% toàn gói 62.000 tỷ đồng. Trong đó, nhóm lao động tự do như người bán hàng rong, xe ôm không có hợp đồng lao động, bị mất việc làm, chỉ hỗ trợ được hơn 1 triệu người với kinh phí trên 1.000 tỷ đồng nhưng có đến 20 triệu người trong nhóm này chịu ảnh hưởng bởi dịch.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc triển khai gói 62.000 tỷ đồng thiếu hiệu quả là thiếu quy định rõ ràng về trách nhiệm thực thi của các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan này. Ví dụ như trong Quyết định 15 về hướng dẫn triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, Chính phủ quy định UBND cấp tỉnh tự quyết định bổ sung các nhóm công việc ngoài 6 nhóm trong danh sách, nhưng lại thiếu quy định rõ ràng về trách nhiệm thực thi của các tỉnh.

"điều này dẫn đến việc thực thi ở các tỉnh, thành khác nhau nên phần nào tạo ra sự chênh lệch trong tiếp cận chính sách hỗ trợ. trong 63 tỉnh, thành phố, chỉ có tp hcm chủ động hỗ trợ người lao động thuộc các nhóm công việc khác, gồm hỗ trợ nhóm giáo viên và nhân viên làm việc trong cơ sở mầm non ngoài công lập", chuyên gia của oxfam việt nam nói.

Nguyên nhân thứ hai là việc quy định quá chặt chẽ và thiếu tính khả thi về các tiêu chí, thủ tục hỗ trợ. điều này đã gây ra nhiều rào cản đối với người lao động khi tiếp cận gói hỗ trợ. ngoài ra, chính quyền địa phương chưa khảo sát đầy đủ, bỏ sót nhiều người lao động tự do đang gặp khó khăn. các kênh thông tin về chính sách hỗ trợ đến đối tượng là lao động tự do vẫn còn chưa phù hợp và hiệu quả khiến cho tỷ lệ lao động tự do biết về gói hỗ trợ này còn rất hạn chế.

Từ những phân tích trên, đại diện oxfam việt nam cho rằng nếu tiếp tục thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm thực thi chính sách, cũng như không đơn giản hóa quy trình, thủ tục thực hiện thì tỷ lệ người lao động tự do được nhận hỗ trợ từ gói 26 nghìn tỷ đồng sẽ rất thấp.

Để tăng tính hiệu quả cho việc thực hiện gói hỗ trợ mới, chuyên gia đề xuất Chính phủ tiếp tục ban hành quyết định hoặc giao Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (LĐTB&XH) ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 68 với nhóm lao động tự do. Trong đó, cần quy định trách nhiệm thực thi chính sách của các bộ, ngành và các địa phương, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan này.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, gói 62.000 tỷ đồng trước đây (Nghị quyết 42) có những tiêu chí chặt chẽ, nhiều thủ tục, thời gian xem xét có khi phải đợi cả tháng, nhanh cũng phải 10 ngày. Nhưng nay với quyết định này sẽ rút ngắn thời gian chỉ còn 4 ngày xét thủ tục và thêm 3 ngày để giải ngân. Tức là tối đa 7 ngày tiền hỗ trợ sẽ đến tay người dân.

Tại buổi họp báo công bố quyết định số 23/2021/qđ-ttg ngày 7/7/2021 của thủ tướng chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19 mới đây, bộ trưởng đào ngọc dung cũng nêu rõ, người dân đang mong chờ từng ngày để nghị quyết 68 của chính phủ đi vào cuộc sống, đặc biệt là lao động tự do, lực lượng lao động trực tiếp. "ai, cơ quan nào, địa phương nào chậm triển khai hỗ trợ là có lỗi, có tội với dân. cơ quan nào, người nào, địa phương nào, đơn vị nào để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách là có tội với dân".

Minh Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/nguoi-lao-dong-ky-vong-vao-goi-ho-tro-26000-ty-617952.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY