Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Người mắc viêm gan B tiêm vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý gì?

Những người mắc bệnh mạn tính nói chung và viêm gan B, C nói riêng, có thể có nguy cơ cao gặp các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19. Vaccine phòng COVID-19 là một lá chắn đối với dịch bệnh này.

Pgs.ts.trịnh thị ngọc - phó chủ tịch hội gan mật việt nam, nguyên trưởng khoa truyền nhiễm - bv bạch mai sẽ giúp độc giả giải đáp những băn khoăn xung quanh vấn đề tiêm vaccine phòng covid-19 cho người mắc viêm gan b.

Người mắc viêm gan b dễ gặp triệu chứng nặng khi mắc covid-19

Theo pgs.ts.trịnh thị ngọc, mặc dù con số thống kê không cho thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm gan b mắc covid-19 cao hơn nhóm khác.

Tuy nhiên bệnh nhân mắc covid-19 trên nền viêm gan b có thể làm cho tình trạng viêm gan nặng hơn. đó là do khi mắc covid-19, bệnh nhân phải dùng một số Thu*c điều trị triệu chứng của covid-19 (ví dụ như Thu*c hạ sốt) làm ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.

Virus gây bệnh viêm gan B.

Theo cdc (mỹ), một số bệnh nhân nhập viện do covid-19 đã có mức men gan cao hơn. men gan tăng có thể là dấu hiệu gan của bệnh nhân đang bị tổn thương tạm thời. những người bị xơ gan có thể thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnhcovid-19.

Một số nghiên cứu cho thấy những người trước đó đã mắc bệnh gan (bệnh gan mãn tính, xơ gan hoặc các biến chứng liên quan) và được chẩn đoán mắc bệnh covid-19 thuộc nhóm có nguy cơ cao bị Tu vong so với những người trước đó chưa mắc bệnh gan.

Vaccine phòng covid-19 là biện pháp bảo vệ người mắc viêm gan b

Cách tốt nhất để phòng mắc covid-19 là tránh phơi nhiễm với virus gây bệnh. do đó, người dân nói chung và người mắc bệnh viêm gan b cần thực hiện giãn cách xã hội, thực hiện 5k đúng theo hướng dẫn của bộ y tế.

Tiêm vaccine đối với người mắc viêm gan b cũng là một trong những biện pháp giúp phòng covid-19.

Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân trong nhóm bệnh này e ngại về tình trạng tiêm vaccine phòng covid-19.

Họ lo rằng khi tiêm một loại virus lạ, dù rất yếu vào người, có thể "kích hoạt" virus viêm gan b hoạt động trở lại.

Về vấn đề này, pgs.ts.trịnh thị ngọc cho biết: đối với những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan b chưa phải dùng Thu*c ức chế virus, dù tải lượng virus cao hay thấp, hoặc bệnh nhân đang điều trị Thu*c ức chế virus, đều không có chống chỉ định tiêm vaccine phòng covid-19. điều này được áp dụng cả đối với bệnh nhân bị viêm gan c (hcv ) hay hiv.

Người mắc viêm gan b khi tiêm vaccine phòng covid-19 được theo dõi như người không mắc bệnh.

Tuy nhiên, pgs.ts.ngọc cũng cho biết thêm: riêng đối với bệnh nhân đang bị viêm gan cấp, có biểu hiện mắt vàng, tăng men gan, suy gan, tiểu cầu giảm thì nên trì hoãn tiêm vaccine, đợi đến khi điều trị bệnh viêm gan cấp ổn định sẽ có chỉ định sau.

Hiện tại ở việt nam, một số bệnh viện tổ chức tiêm vaccine phòng covid-19 cho bệnh nhân ghép gan rất tốt.

Khi tiêm vaccine phòng covid-19, người bệnh cần lưu ý gì?

Trong một group bệnh viêm gan b, rất nhiều thắc mắc các vấn đề liên quan đến tiêm vaccine phòng viêm gan b. thậm chí bệnh nhân "hướng dẫn" nhau cần phải "ngừng uống Thu*c ức chế virus viêm gan b khi tiêm phòng covid-19 trong 2 tuần".

Pgs.ts.trịnh thị ngọc bức xúc: mỗi ngày tôi nhận được hàng chục tin nhắn, cuộc gọi của bệnh nhân hỏi về việc có nên ngừng uống Thu*c ức chế virus viêm gan b để tiêm vaccine phòng covid-19 hay không? và đây là những hướng dẫn sai lầm, nếu bệnh nhân thực hiện theo thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Pgs.ts.trịnh thị ngọc khám và tư vấn cho bệnh nhân.

Pgs.ts.ngọc cho hay: hiện nay tổ chức y tế thế giới, bộ y tế và hiệp hội gan mật trên thế giới không có khuyến cáo nào cho bệnh nhân viêm gan b, c và hiv phải ngừng Thu*c sau tiêm vaccine phòng covid-9.

Chính vì thế, đối với người mắc viêm gan b đang dùng Thu*c ức chế virus vẫn phải uống Thu*c đúng, đủ trước, trong sau khi tiêm vaccine phòng covid-19. nếu ngừng Thu*c ức chế virus viêm gan b thì có thể gây bùng phát viêm gan b, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Bệnh nhân bị viêm gan b trước, trong và sau tiêm vaccine vẫn được khám sàng lọc và theo dõi bình thường như người không bị viêm gan b.

Bệnh nhân viêm gan b cần làm gì trong mùa dịch?

Trong mùa dịch, bệnh nhân mắc viêm gan b có tâm lý ngại đi tái khám và sử dụng Thu*c ức chế virus không đều, làm ảnh hưởng đến bệnh viêm gan.

Chính vì vậy pgs.ts.trịnh thị ngọc khuyên: trong mùa dịch bệnh nhân viêm gan b chú ý dùng Thu*c đều. nếu không đến được bệnh viện khám định kỳ do giãn cách, thì cần đến những cơ sở y tế gần nhà để kiểm tra.

Hoặc gọi điện đến trung tâm y tế cử nhân viên đến tận nhà lấy máu xét nghiệm thường quy. điều quan trọng nhất là cần gọi điện cho bác sĩ chuyên khoa đang theo dõi để nhận được tư vấn cần thiết.

Theo Thu Hà/Sức khoẻ & Đời sống

Link bài gốc Lấy link

https://suckhoedoisong.vn/nguoi-mac-viem-gan-b-tiem-vaccine-phong-covid-19-can-luu-y-gi-16921080614022999.htm

Theo Thu Hà/Sức khoẻ & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguoi-mac-viem-gan-b-tiem-vaccine-phong-covid-19-can-luu-y-gi/20210807021533171)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chào mangyte.vn, Tôi mới phát hiện bị cao huyết áp trong lần công ty khám sức khỏe cho nhân viên. Tôi muốn được tư vấn kỹ hơn về bệnh này vì tôi còn bị hen nữa. Tôi ở quận 8, đi làm ở quận 1, vậy tôi có thể đến đâu? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Lê Trúc Linh – TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY