Chị Nguyễn Thị Kim Thư (Bạc Liêu) được người quen biết nhắc đến như một kỳ tích về khả năng chống chọi với những căn bệnh hiểm nghèo. Có người bảo chắc chị “ở hiền trời thương”, nhưng những ai quen biết đều hiểu đó là nhờ nghị lực và tình yêu cuộc sống của chị.
Khi chị 15 tuổi, người cha mắc đại tràng rồi tai biến nhiều lần phải nằm liệt giường. thông cảm với hoàn cảnh gia đình, một người quen dạy chị nghề may quần áo để có thêm thu nhập. từ đó ban ngày đi học, tối chị tranh thủ may quần áo kiếm tiền trang trải việc học hành. trong 17 năm vừa học vừa làm, vừa cùng gia đình chăm sóc cha (ông mất năm 2002), chị thư kiên trì theo học lớp đh kinh tế hệ tại chức mở ở bạc liêu.
Giữa năm 2005, vừa viết xong luận văn tốt nghiệp, chị thư bỗng thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường. bệnh viện chợ rẫy (tp hcm) kết luận chị bị thân vị khá nặng, phải cắt bỏ dạ dày. nhật ký của những ngày nằm trên giường bệnh, chị viết:
“Nhìn nét mặt các bác sĩ cũng đoán biết được phần nào bệnh tình của mình. Mình được gọi vào phòng họp để hội chẩn, có khoảng 20 bác sĩ đang chăm chú xem xét vài chục tấm phim X quang chụp dạ dày của mình được treo trên tường. Lúc ra gần đến cửa mình lại nghe bác sĩ trưởng khoa thở dài nói với đồng nghiệp: 'Bệnh tình gì mà quái ác, mới hơn 30 tuổi, chưa có gia đình đã bị di căn cả vào buồng trứng...'. Mình nghe mà muốn rụng rời tay chân. Vừa mở cửa bước ra đã thấy mẹ lo lắng đứng chờ…”.
Sau khi cắt 4/5 dạ dày, chị Thư mất 11 kg (từ 46 xuống còn 35 kg). Gác lại mọi dự định cho tương lai, chị âm thầm chiến đấu với căn bệnh quái ác bằng những đợt điều trị, tái khám không có người thân đi cùng. Đang trong thời kỳ bắt buộc phải truyền 6 toa hóa chất, cuối năm 2005 chị vẫn dự kỳ thi tốt nghiệp rồi sau đó nhận tấm bằng cử nhân kinh tế trong niềm vui, xót xa của người thân.
Hết đợt điều trị dài ngày, chị đi làm và tái khám đều đặn với hy vọng sẽ vượt qua mốc vàng 5 năm. may thay, các kết quả xét nghiệm đều tốt, sức khỏe của chị khá dần lên. chị bắt đầu tìm hiểu thông tin về bệnh dạ dày, bởi chỉ có hiểu rõ bệnh, tinh thần mới vững và tìm lại niềm lạc quan.
Nhưng, dường như số phận thích đùa cợt. Trong khi nhiều người bệnh không thể thoát khỏi ám ảnh về cái ch*t báo trước thì chị thư lại tâm niệm bệnh nan y không phải là dấu chấm hết. chị đến cơ quan làm việc đều đặn, dành thời gian may áo dài cho khách tại nhà, ăn uống theo chế độ riêng, đầy đủ chất dinh dưỡng 6 bữa một ngày. trong chiếc túi đi làm, lúc nào chị cũng chuẩn bị sẵn những phần ăn nhỏ để không bị mất sức.
“đồng bệnh tương lân”, một dịp tình cờ chị thư gặp bác sĩ võ minh phúc, người từng công tác tại trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh bạc liêu, bị bệnh cùng lúc với chị. cả hai nảy ra ý tưởng thành lập hội ung thư, vận động y bác sĩ tư vấn, giúp đỡ những bệnh nhân ung thư. sau nhiều năm vận động, ngày 29/5/2012, ubnd bạc liêu đã ra quyết định thành lập hội và chị là một trong những thành viên sáng lập. hội đã giúp được nhiều bệnh nhân tìm lại nguồn vui sống, thêm niềm tin chiến đấu với bệnh tật.
Hiện đã ngoài 40, thân hình mảnh mai, nhưng chị Thư vẫn toát lên sự tươi tắn và yêu đời. Trải qua bệnh tật, chị luôn mở lòng với những bệnh nhân mới, là điểm tựa tinh thần cho họ mỗi lúc họ cần. Nhiều bệnh nhân còn tìm đến hỏi chị về cách ăn uống, tập luyện ra sao mà lạc quan, yêu đời như thế.
Hiện tại, bệnh và nội mạc tử cung trong người đã ổn định, chị thư tái khám định kỳ theo lời bác sĩ dặn để kịp thời theo dõi chuyển biến của sức khỏe.
Trong căn nhà riêng ở khóm 10, phường 1, thành phố Bạc Liêu, chị Thư sống với mẹ già đã nghỉ hưu và vợ chồng người em trai, hàng ngày đi làm ở cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu, tối về tranh thủ may thêm áo dài, chăm sóc cho mẹ và quán xuyến mọi việc trong nhà. Nhiều lúc chị từng ước ao xin một đứa con nuôi để hằng ngày được tự tay chăm sóc và yêu thương trẻ con, nhưng cứ nghĩ đến lúc nào đó ốm đau lại tội nghiệp cho đứa trẻ, nên chị lại thôi.
Trong công việc, chị được đánh giá là chuyên viên mẫn cán của Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội. “Mình từng bị bệnh nặng nên rất hiểu và thông cảm với những người cùng cảnh. Là cán bộ chính sách, lĩnh vực của mình làm rất nhạy cảm và phức tạp, bởi liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, do đó mình giải quyết công việc rất thận trọng, minh bạch và công tâm, tránh sai sót gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành Bảo hiểm xã hội và thiệt thòi cho người lao động…”, chị tâm sự.
"Gắn bó với cơ quan đã 11 năm, trong quan hệ với mọi người, Thư sống rất hòa đồng, vui vẻ nên được nhiều người yêu mến. Cô ấy là tấm gương điển hình về một tinh thần thép, về một cách sống đẹp”, ông Phan Thắng, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu, nhận xét về chị.
Ngoài danh hiệu “Nữ hai giỏi” 5 năm liên tiếp, hàng năm chị Thư đều đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, riêng năm 2012 chị còn được nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”. 8 năm mang trong người căn bệnh ung thư, chị vẫn thường xuyên tham gia các phong trào văn nghệ, thể thao của cơ quan.