Theo ts tâm, trung bình mỗi ngày có khoảng 200 người bệnh đến vsktt khám và điều trị về trầm cảm, trong đó 10-20 người phải nhập viện điều trị vì trầm cảm nặng. tại việt nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.
Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là tuổi thanh thiếu niên và những người vừa về hưu. Theo TS Tâm, đặc thù của tuổi thanh thiếu niên là đang hình thành nhân cách, các em đang muốn thể hiện mình nhưng không có người chia sẻ nên rất dễ bị trầm cảm. Đối với người vừa về hưu, họ cho rằng khi đó giá trị của bản thân không còn được xã hội ghi nhận nên bị shock và trầm cảm.
Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp hai lần. nguy cơ mắc trầm cảm cũng tăng với các bệnh lý thần kinh, tim mạch kèm theo như đột quỵ, parkinson...
Hội thảo "Trầm cảm - Hãy cùng trò chuyện"
Pgs-ts trần văn cường - chủ tịch hội tâm thần học việt nam, chia sẻ trầm cảm là một bệnh lý phức tạp với 13 thể trầm cảm. có nhiều thể giống hệt chấn thương, nhiều thể giống hệt bệnh nội khoa… nhiều khi không thể phân biệt, cần phải hội chẩn nhiều lần mới biết rối loạn trầm cảm.
Theo ts nguyễn doãn phương, viện trưởng viện sức khỏe tâm thần (bv bạch mai, hà nội), mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta là khá nhiều. đa số tự sát do cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không đáng sống. phần lớn các trường hợp trầm cảm có khuynh hướng trở thành mạn tính và tái diễn cũng như phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn.
Tại VSKTT vừa qua, một người bệnh 79 tuổi được người nhà đưa vào khoa cấp cứu với triệu chứng im lặng, không nói năng với ai và có ý định tuyệt thực. Người nhà cho biết bệnh nhân có bệnh sử lâu dài về trầm cảm và đã từng nhập viện bốn lần.
Bs phương cho biết đây là ca bệnh mắc rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện ở giai đoạn nặng và có hành vi tự sát. người bệnh này tái phát trầm cảm ba tuần trước với triệu chứng thường xuyên khóc và than phiền về sự sụt giảm thể lực, ngủ ít, mệt mỏi, gầy sút 3 kg trong ba tuần. trước khi vào viện ba ngày, người bệnh rơi vào trạng thái sầu não, khóc lóc, lảm nhảm nói về cái ch*t, luôn mồm xin lỗi người nhà vì đã làm khổ họ. ngày sau đó, người bệnh im lặng và tuyệt thực để chờ ch*t. gia đình đưa bệnh nhân vào khoa cấp cứu, sau khi được bù nước trở lại, người bệnh đã được nhập viện vào vsktt.
Một ca bệnh khác cũng đang điều trị tại vsktt là một bệnh nhân nữ, 21 tuổi, đang là sinh viên năm cuối của một trường đh. sau khi chia tay người yêu, cùng với áp lực ở trường học, nữ sinh viên này mất ngủ, chán ăn, gầy sút 4 kg trong sáu tuần. ngoài việc thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn đi học và cũng không muốn làm việc gì, nữ sinh viên còn rơi vào trạng thái khóc lóc, cáu gắt, giận dữ và bộc lộ với gia đình về ý định chán sống. đây là một trường hợp điển hình bị rơi vào giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần nhưng có ý tưởng tự sát.
BS Tâm cho biết trong thực tế điều trị trầm cảm, hơn 50% bệnh nhân có nguy cơ cơn tái diễn sau cơn thứ nhất, tỉ lệ này tăng dần lên đến 70% sau cơn tái diễn thứ hai và sau cơn tái diễn thứ ba là 90%.
Biểu hiện thường gặp ở người trầm cảm- Cảm giác buồn chán, trống rỗng. - Khó tập trung suy nghĩ, hay quên. - Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì. - Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng. - Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. - Hay cáu gắt, giận dữ. - Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hằng ngày. - Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều. - Nghĩ về cái ch*t, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa… |
Chủ đề liên quan:
bệnh trầm cảm bị stress hội thảo mắc bệnh mắc bệnh trầm cảm stress tâm thần trầm cảm tự sát về hưu