Bệnh di truyền hôm nay

Người yêu bị sứt môi - hở hàm ếch thì có di truyền được cho con?

Bệnh lý sứt môi - hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh, có thể do gen di truyền, cũng có thể do trong quá trình mang thai người mẹ bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân cúm do virus, hoặc các ảnh hưởng của yếu tố vật lý, hóa học như tia xạ, hay Thu*c, hóa chất...

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Em và người yêu đã quen nhau được 5 tháng và có ý định tiến đến hôn nhân. Người yêu em có bị sứt môi - hở hàm ếch. Gia đình người yêu em gồm 5 anh chị em, bố mẹ và các anh chị em trong nhà không ai bị tật về môi cả. Vậy liệu về sau, nếu bọn em sinh em bé, thì xác suất em bé có bị di truyền tật từ bố không ạ? Em rất hoang mang và mong bác sỹ tư vấn cho em!

Trả lời:

Chào em,

Sứt môi-hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp với tỷ lệ 1,7/1000 trẻ. Sứt môi, hở hàm ếch có thể nhìn thấy được nên nó rất dễ chẩn đoán. Căn bệnh này có thể được phát hiện bằng siêu âm trước khi sinh. Trong trường hợp không được phát hiện trước khi trẻ sinh thì nó cũng được nhận dạng ngay sau khi sinh.

Phần lớn các trường hợp sứt môi và hở hàm ếch không xác định được nguyên nhân. Bệnh lý sứt môi - hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh, có thể do gen di truyền, cũng có thể không phải do gen di truyền mà do trong quá trình mang thai người mẹ bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân cúm do virus, hoặc các ảnh hưởng của yếu tố vật lý, hóa học như tia xạ, hay Thu*c, hóa chất... Nếu như bệnh lý do gen thì có thể di truyền cho thế hệ sau , còn nếu do các vấn đề phát sinh ảnh hưởng khi mang thai thì chỉ ảnh hưởng có tính cá thể, tức không di truyền cho thế hệ sau. Kể cả trong trường hợp do gen cũng có tỉ lệ con sinh ra bị dị tật và bình thường chứ không thể khẳng định tất cả đều bị dị tật bẩm sinh.

Trong trường hợp này nếu muốn kiểm tra thì các em có thể đến các trung tâm chuyên về gen di truyền, khi có kết quả bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn về nguy cơ di truyền bất thường khi mang thai sau này. Em không nên lo lắng quá vì cũng có trường hợp bên nội ngoại, cha mẹ không ai bị dị tật nhưng sinh con ra lại dị tật trong khi gia đình có người thân bị sứt môi, hở hàm ếch khi sinh con ra lại bình thường.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Anh chị chồng đều bị sứt môi, liệu con tôi có mắc bệnh này?

>> Chi phí tạo hình thẩm mỹ sau phẫu thuật sứt môi?

Khe hở môi (sứt môi) là một bệnh lý bẩm sinh, tỷ lệ bệnh khá cao (khoảng 1/600-1/1.000 trẻ). Có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố góp phần gây ra tình trạng khe hở môi như:

- Người mẹ sinh con khi đã lớn tuổi (trên 35).

- Trong thời gian mang bầu, người mẹ tiếp xúc với môi trường chất độc.

- Trẻ bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

- Cha mẹ mắc một số bệnh mãn tính.

- Trong thời kỳ có thai, người mẹ sử dụng Thu*c bừa bãi.

Yếu tố di truyền ít được đề cập đối với bệnh này; và không có chống chỉ định có thai ở những người mắc bệnh khe hở môi bẩm sinh. Bạn không nên quá bi quan.

Ngoài ra, bệnh khe hở môi bẩm sinh có thể phát hiện rất sớm ngay từ trong bụng mẹ thông qua các phương tiện chẩn đoán như siêu âm, nội soi... Và việc điều bệnh khe hở môi cũng không quá phức tạp. Vấn đề quan trọng là cần giữ gìn bản thân, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại; không để mắc bệnh cúm trong lúc mang thai. Cửa Sổ Tình Yêu
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguoi-yeu-bi-sut-moi-ho-ham-ech-thi-co-di-truyen-duoc-cho-con-n403889.html)

Tin cùng nội dung

  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY