"Ba nghiệp thanh tịnh, một niệm tinh chuyên, dâng hoa đốt hương, quỳ gối chắp tay, đảnh lễ Tam bảo mười phương, phát lộ sám hối...”.
Luật sư Đạo Tuyên nêu lên đặc điểm sám pháp là ‘chuyên trinh’ (专贞), nghĩa là chuyên nhất kiên định, mới khiến việc phát lồ sám hối đúng đắn. Ngoài ra, trong không gian lễ sám phải thiết đặt cảnh trí yên lắng, xông trầm, thắp nhang, dâng hoa quả cúng Phật, thân chắp tay trang nghiêm, năm vóc lạy sát đất, khởi lên “Một niệm không riêng biến khắp thế giới, tấc lòng có cảm ứng khắp mười phương” mà khẩn cầu sám hối.
Tuy Lương Hoàng Sám và Thủy Sám là sản phẩm đặc hữu của Phật giáo Trung Hoa, nhưng văn từ gọn rõ, dễ đọc dễ hiểu, phương thức ngắn gọn và thuận tiện, đặc điểm lý luận dồi dào và cụ thể, nên được hai giới tăng tục hân hoan ưa chuộng. Và được nhiều vị Hòa thượng dịch ra tiếng Việt trong cùng một bản gốc chữ Hán - “đồng bản dị dịch”.
Ngoài sử phiên dịch kinh điển Phật giáo Trung Hoa ra, còn có sử viết kinh do rất nhiều tăng sĩ, nhân sĩ, vua quan tự mình nỗ lực viết ra. Thống kê sơ qua, thấy được Đại Tạng Kinh thâu tập gồm 2 vạn quyển, trong đó 5000 quyển của người Ấn Độ trước thuật, còn “Trung Hoa soạn thuật vượt trên gấp đôi so với Ấn Độ, không thể đếm xuể, chúng ta không thể biết hết...”;[2] tức là người Trung Hoa viết hơn 10000 quyển kinh Phật. Như Võ Hậu Võ Tắc ra lệnh ngụy tạo Đại Vân Kinh, “Xem Võ Hậu là người nối tiếp Phật Di-lặc”;[3]hoặc có Lưu Tống Minh đế viết Long Hoa Thệ Nguyện Văn. Đại sư Truyền Đăng một bậc cao nhân kiệt xuất thời Minh, trùng hưng tông Thiên Thai, trùng tu đạo tràng U Khê (幽溪道場)của Đại sư Trí Khải, tái kiến chùa Cao Minh, đã viết rất nhiều kinh, như kinh: Viên Thông (圆通), Vô Ngã (无我), Viên Trung (圆中), Cánh Khái (梗概), Vĩnh Gia (永嘉), Tâm Ấn (心印), còn có viết sám như: Lăng nghiêm (楞严), Trì danh (持名), Bồ-tát giới (菩萨戒).[4]
Quan niệm xưa nay đều cho rằng Lương Hoàng Sám là do Lương Võ đế sắc lệnh Thiền sư Bảo Chí soạn tập. Nguyên do Võ đế nằm ngủ thấy bà Hy Thị về báo mộng nói bà bị mắc quả báo ác đọa làm thân rắn. Từ đó người đương thời dựa vào truyền thuyết này rồi bàn tán và truyền rộng hơn 1000 năm nay. Nhưng mà, thuyết này không thể tin lắm.[5] Tục Cao Tăng Truyện của ngài Đạo Tuyên ghi Lương Võ đế soạn kinh này và chia ra hai loại: 1, Lục căn đại sám; 2, Lục đạo từ sám. Đại Đường Nội Điển Lục của ngài Đạo Tuyên ghi, sa-môn Bảo Xướng thời Lương viết Chúng Kinh Sám Hối Diệt Tội Pháp gồm 3 quyển.
Thời gần đây, học giả Nhật Bản Diêm Nhập Lương Đạo (盐 入良道) từng nghiên cứu say sưa về Lương Hoàng, viết tiểu luận “Sám Hối Tại Trung Quốc Phật Giáo Lễ Nghi Trung Đích Thọ Dung Quá Trình” (忏悔在中国佛教礼仪中的受容过程), khẳng định kinh này không phải do Lương Võ đế viết. Quyển Trung Quốc Phật Giáo Thông Sử (中国佛教通史) của học giả Phật giáo Nhật Bản nổi tiếng Shigeo Kamata (镰田茂雄) cho là tên gọi Lương Hoàng Sám và việc biên tập là vào năm Thiên Giám thứ năm (505). Hòa thượng Ấn Thuận cho rằng, kinh này được viết vào thời Nguyên, nhưng vay mượn tên tuổi Võ đế để dễ bề lưu hành rộng.[6] Nhưng khẳng định một điều là kinh này được soạn tác vào thời Lương (Lương Hoàng Sám). Vậy ai là tác giả hiện nay vẫn chưa định luận. Mở đầu trong phần lạy Hoàng Sám, đầu tiên là lạy Đức Phật Di-lặc, chứng tỏ tác giả rất sùng cao tín ngưỡng ngài Di-lặc.
Quảng Hoằng Minh Tập của ngài Đạo Tuyên viết, do từ nguyên nhân tăng sĩ đương thời ăn mặn (ăn thịt cá, uống rượu), nên Võ đế hạ chiếu thư trưng triệu nhiều đại đức cao tăng tập trung về kinh đô, rồi mở ra đại hội tranh luận được căn cứ từ kinh Niết-bàn và kinh Lăng-già, khuyến tấn các tăng sĩ sám hối trong 7 ngày, từ đó có tên gọi “Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp”. Võ đế đã ‘cấm đoán ăn mặn’ (禁断肉食), chủ trương quan điểm ‘ăn chay’ (蔬食). Trong Quảng Hoằng Minh Tập có thâu bản văn “Đoạn tửu nhục văn” (断酒肉文) của Võ đế viết, đại ý lời văn viết về việc ăn mặn phải nằm trong phạm vi tam tịnh nhục (không thấy giết, không nghe giết, không xúi giết) của Đức Phật chế định vào thời kì nguyên thủy, mới không phạm giới sát sinh, vua khuyến hóa mọi người sám hối và ăn chay.
Cứ thuyết, do từ tình huống Quốc sư Ngộ Đạt mắc chứng bệnh nan y, nên mới xuất hiện văn Thủy Sám. Ngộ Đạt là người rất thông minh, thiên bẩm về văn chương, lên 5 tuổi đã xuất khẩu thành thơ chứa đầy thiền ý. Trong Ngũ Tuế Vịnh Hoa (五岁咏花) ghi, lần nọ, cha của Ngộ Đạt bảo sư làm câu thơ đầu để miêu tả về hoa, sư bèn ngâm đọc câu: “Hoa nở đầy rừng cây, hoa rơi muôn cành rỗng, chỉ còn lại một đóa, sáng mai theo gió bay”. Sau khi xuất gia, sư học Duy thức luận với Pháp sư An Quốc Tín, lĩnh hội nghĩa lý kinh Niết-bàn, nghiên cứu sâu kinh tịch ngoại điển, thông hiểu bách gia chư tử, chuyên trì thần chú Đại bi mà có cảm ứng rõ ràng, nổi tiếng một thời. Truyện ký[7] lưu truyền câu chuyện thần kì của Ngộ Đạt.
Ngộ Đạt lúc đó là cao tăng rường cột Phật giáo, nhưng thời Đường Võ tông lại sùng hướng Đạo giáo và sắc lệnh diệt Phật. Sư bèn kiến nghị tăng sĩ và đạo sĩ tập hợp trong điện Lân Đức rồi mở ra đại hội tranh luận, mời vua đến tham dự. Chủ đề tranh luận là tu tiên có trường sinh bất lão không? thoát thai đổi cốt không?. Sư bác bỏ quan điểm tà kiến của vua và muốn giúp vua ủng hộ chính đạo. Sư cho rằng thuật trường sinh thần tiên là việc của người thoái ẩn núi rừng, nếu tu luyện một thời gian ngắn thì không thể thành đạt, nhưng vẫn không thay đổi quan điểm.
Đến thời Đường Tuyên tông, trưng triệu sư vào kinh sư để thuyết pháp. Vua còn xây chùa An Quốc trong cung và mời sư trụ trì, tôn xưng sư là Tam giáo thủ tòa, ban danh hiệu Đại đức Ngộ Đạt Pháp sư. Ngày nọ, sư gặp một vị tỉ-khưu (là tôn giả Ca-nặc-ca-bạt-phạt-tha, một trong 16 vị đệ tử lớn chứng quả a-la-hán của Đức Phật. Ngài hóa thân đến nhân gian để cứu độ người có duyên với mình) ghẻ lở khắp thân, nằm ngồi thoi thóp thở ở bên đường, không ai dám tới gần, nhưng sư vì lòng thương cảm mà mang đồ ăn thức ăn đến cúng dường. Không lâu sau, vị vị tỉ-khưu chia tay và thưa: “....Hiện nay tôi có câu này, hy vọng ngài nhớ kĩ, không nên quên mất: Tôi là người ở Tứ Xuyên, như sau này ngài có bệnh nạn gì, thì mời đến núi Cửu Lũng ở Bành châu thuộc Tây Thục mà tìm tôi, phía trước có hai cây tùng rất cao tán tròn xoe”.
Vài năm sau đó, Ngộ Đạt Quốc sư được hàng vua quan sùng kính, sống đời hưởng thụ dư dật, bất giác tự cao tự đại, rồi bất chợt trên đầu gối nổi lên cái mụn. Mụn ngày càng lớn như mặt người có cả mắt mũi miệng, khiến sư đau nhức thấu xương, bỏ thức ăn vào thì mụt nuốt chửng, tìm thầy Thu*c giỏi khắp thiên hạ nhưng không hết bệnh.
Sa-di Luật Nghi Yếu Lược của Đại sư Châu Hoằng trên núi Vân Thê lại ghi là do Ngộ Đạt nhận cây ghế bằng gỗ trầm hương của vua ban nên bị tổn đức mà mắc quả báo đời trước. Còn trong Sa-di Luật Nghi Yếu Lược Tăng Chú của sa-môn Hoằng Tán thời Thanh lại ghi do Ngộ Đạt thụ hưởng quá mức, “
Hôm nọ, sư chợt nhớ đến câu nói của vị tỉ-khưu trước kia, rồi tìm tới núi Cửu Lũng (九陇山), vừa đến núi thì trời đã sẫm tối, ngoảnh nhìn bốn phía, chợt thấy hai cây tùng cao to có tán tùng rợp khắp, nhìn trước mắt thấy ngôi điện các nguy nga, dát vàng lộng lẫy, gặp vị tỉ-khưu đón rước, được mời ăn uống thanh đạm và nói: “Ngài không phải buồn lo, ở đây có một ngọn núi, dưới núi có dòng suối nước trong, bất luận ai mắc bệnh gì, chỉ cần dùng nước suối này rửa một lần, bệnh khổ lập tức hết hẳn. Nay đã tối, ngài nghỉ ngơi rạng sáng rồi tôi dẫn ngài ra suối rửa”.
Sáng sớm hôm sau, có đứa bé đến thưa với sư là sư phụ của con đang ngồi thiền, dạy con dẫn ngài xuống suối rửa. Lúc sắp rửa thì cái mụn la lên: “Không cần rửa, ta có chuyện quan trọng muốn nói cho ngươi biết”, “Người đọc qua rất nhiều sách, nhưng đã đọc truyện Viên Áng giết Triệu Thố trong Tây Hán Thư chưa?”. Sư đáp: “Rất sớm trước đó đã đọc”.
Cái mụn nói: “Ngươi vốn là Viên Áng, còn ta là Triệu Thố; ngày nọ ta vì một câu nói với ngươi mà bị ngươi chém ngang lưng ở Đông thị. Việc này hoàn toàn là oan uổng. Ngươi giết ta phải đau đớn, từ đó ta nhiều lần nghĩ đến báo thù, rất tiếc ngươi mười đời làm cao tăng, giới hạnh tinh nghiêm, ta tuy sẽ hại ngươi, nhưng không có cơ hội báo thù. Đến đời nay thì ngươi được ân sủng hưởng bổng lộc vua, khởi tâm tham đắm hưởng thụ, khiến phẩm đức cao khiết của ngươi bị tổn giảm, từ đó ta mới có cơ hội báo thù ngươi. Hiện nay mong tôn giả Ca-nặc-ca-bạt-phạt-tha dùng nước pháp Tam muội rửa cho ngươi, cứu bạt ta siêu thăng, khiến ngươi thoát khỏi, từ nay về sau, ta cũng không tìm ngươi để báo oán thù”.
Sư nghe xong, lông tóc dựng đựng, khoát nước rửa mụn thì đau tận xương tủy, nằm mê man lâu mới tỉnh dậy. Lúc đó cái mụn tiêu mất, cũng không thấy ấn tích vị tỉ-khưu, điện đài lầu các cũng biến sạch, sư bèn quỳ xuống đảnh lễ mà tri ơn. Sư trở về kinh thành rồi soạn viết Tam Muội Thủy Sám gồm 3 quyển, để làm phương tiện cho tăng tín đồ sám hối nghiệp chướng.
Sử triều Đường ghi, Viêng Áng và Triệu Thố đều là quan thần triều Hán Cảnh đế. Năm Hán Cảnh đế thứ 2 (trước năm 155), ngự sử đại phu Triệu Thố dâng sớ “Tước phan sách” (削潘策) đề nghị kiềm hãm thế lực 7 nước chư hầu, nhằm tập trung toàn bộ quyền lực cho triều đình. Hán Cảnh đế nghe lời, bèn hạ chiếu thu hồi đất đai các nước như nước Ngô, Sở; sau đó đã xảy ra nổi loạn. Viên Áng trước nay vốn bất hòa với Triệu Thố, dẫn đến Viên Áng rồi dùng thủ đoạn giết Triệu Thố ở Đông thị.
Ngộ Đạt còn phát nguyên xây chùa Thập Phương để lưu lại kỷ niệm. Từ đó đến cuối đời sư “Dõng mạnh tinh tiến tu trì tịnh nghiệp, nhất tâm cầu sinh tây phương, siêu xuất ba cõi”. Sư biết lúc mình ch*t (dự tri thời chí) 73 tuổi, dạy đệ tử sau khi hỏa thiêu, tro cốt một nữa rải dưới biển làm thức ăn cho loài thủy sinh, một nữa rải trên núi làm thức ăn cho loài chim thú. Sư quay mặt về phía tây mà viên tịch.
Đặc điểm thủy sám là lấy tính chất trong lắng của nước để cấu thành chất liệu quan trọng trong việc sám hối. Thủy là nước, đặc chất nước vốn thanh tịnh không nhơ không lấm nhiễm, nên kinh văn mượn nước sạch để tẩy trừ oan trái, dọn sạch nghiệp ác.
Đại Trí Độ Luận có nêu ra 10 loại ví dụ để giải thích về không pháp (空法), như trăng soi đáy nước, hình phản chiếu trong gương. Hòa thượng Ấn Thuận có nêu ra thời kì nguyên thủy thường biểu hiện về ‘lý sám’ (理忏),[8]cũng là ảnh hưởng từ Tiểu Phẩm Bát-nhã Kinh. Nhưng đối với hiện nay cần phải ‘sự sám’ (事忏), như tấm gương soi lại chính mình.
Đến thời Minh thì phát sinh nghi thức thủy trai (水齐). Thủy sám và thủy trai đều thể hiện chủ trương “Tư tưởng nghĩa lý căn bản của Phật giáo và lý luận của Phật giáo truyền thống Trung Hoa”. Thủy trai là một pháp tu khổ hạnh, cũng mang ý nghĩa biểu hiện nao núng tinh thần, đời sống chật vật. Ngũ tổ Thiên Thai tông Đại sư Quán Đỉnh thời Tùy, từ sớm có nói về thủy trai. Phật Tổ Thống Ký, quyển 7 ghi Đại sư Quán Đỉnh thốt lời: “...Thủy trai trong sạch, băng đóng tuyết lạnh...”, nghĩa là Quán Đỉnh khởi tâm thương xót cho kiếp người khi thấy tình thế chiến tranh giao thời giữa triều Tùy sắp diệt vong và triều Đường sắp trị vì, làm cho đời sống nhân dân lầm than.
Quán Đỉnh là đệ tử tâm đắc của Đại sư Trí Khải, là truyền nhân Thiên Thai, được tôn xưng là tổ sư thứ năm Thiên Thai tông. Những buổi giảng kinh chú sớ của tôn sư Trí Khải, sau đó đều được Quán Đỉnh ghi lại, trở thành sử liệu lý luận rất quan trọng trong giáo nghĩa Thiên Thai.
Thiên Thai tông chủ trương “Dung hợp đặc điểm Phật học phương nam và xem trọng nghĩa lý phương bắc, xem trọng thực tiển Phật giáo thời Nam Bắc triều. Chủ trương dùng cả chỉ quán, yêu cầu lí luận học tập xem trọng muôn sự vật, chú trọng ngồi thiền, điều hoà tâm, thế giới vạn hữu hoặc chân như đồng đẳng đều là sản vật một tâm, đó là ‘một niệm ba nghìn’...”[9]Thiên Thai tông đến thời Tống lại chia ra hai chi phái, đó là: Tiền Đường phái (钱塘派), Sơn Gia phái (山家派).
Trong đó, Sơn Gia phái được xem là chính thống, do đệ tử trực truyền của Đại sư Tri Lễ là Quảng Trí Thượng Hiền sáng lập. Quảng Trí «Kiên quyết giữ vững quy quyển của thầy Tri Lễ »,[10]và bảo hộ thuyết chân đế «Ba nghìn không rời thực tướng, thực tướng tức là tam đế, tức là tam đế cũng là ba nghìn », vì vậy nhà viết sử bình phẩm rất cao về Quảng Trí đã “Dầy công nỗ lực, cách tân đại giáo. Hoằng hoá nỗi trội, một chương kinh Phật”.
Tổ thứ tư Thiên Thai tông Tri Lễ là một bậc thầy nổi tiếng về việc soạn viết phương pháp sám hối. Tri Lễ y cứ “Lý luận kinh Pháp Hoa, tôn sùng bản trước tác Pháp Hoa huyền nghĩa, Pháp Hoa văn cú và Ma-ha chỉ quán của Trí Khải làm kinh điển căn bản”[11]rồi soạn viết rất nhiều nghĩa lý sám pháp như: Pháp Hoa Sám Pháp, Kim Quang Minh Sám Pháp, Di-đà Sám Pháp, Quán-âm Sám Pháp, Đại bi Sám Pháp. Trong đó, Pháp Hoa Sám Pháp, được xem là mô thức nghi thức và nền tảng lý luận để cấu thành pháp sám Thiên Thai.
Sám hối sạch tội sẽ chứng đắc tam muội, vì vậy kinh điển mượn hình ảnh tam muội thủy (nước thiền định) làm tâm điểm để rửa sạch nghiệp chướng.
[2] Huỳnh Hạ Niên, Thích Trung Nghĩa dịch, Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa Cổ Đại, phần “Bàn luận ‘hồn phách’ trong ‘Nhất Thần Luận kinh Thánh - Tham khảo lại Cảnh giáo và Phật giáo”, Nxb. Hồng Đức, 2014, tr.543
[5] Theo Chu Thúc Ca Phật Học Luận Trước Tập (周叔迦佛学论著集), Trung Hoa thư cục, 1991, tr.636[6] Ấn Thuận, Trung Quốc Phật Giáo Tỏa Đàm, Hoa Vũ Tập, q.4, tr. 136-137, Nxb Chính Văn, Đài Loan, 1993,
[7] Theo Từ Bi Đạo Tràng Thủy Sám Pháp Tùy Văn Lục, Trí Chứng Lục[8] Ấn Thuận, Sơ Kì Phật Pháp Chi Khởi Nguyên Dữ Phát Triển, Nxb. Chính Văn, Đài Bắc, 1988, tr.571
[9] Hoàng Hạ Niên, “Thai Thai Tông Sơn Gia Phái Truyền Nhân Quảng Trí Thượng Hiền Thiển Nghị”, học báo Huyền Trang Phật học nghiên cứu, kì 13, 3/2010
Chủ đề liên quan:
chứng đắc tam muội Ngộ Đạt nước tam muội rửa sạch nghiệp quả Pháp Hoa Sám Pháp sám hối sám hối nghiệp chướng sám pháp Thiên thai Tam Muội Thủy Sám tam tịnh nhục là gì Thủy sám và thủy trai ý nghĩa