Theo đó, thời gian qua, tại một số tỉnh, thành phố như Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Hà Nội… Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện trở lại. Trong điều kiện nuôi tái đàn hiện nay, khi việc áp dụng an toàn sinh học ở nông hộ còn hạn chế, DTLCP có nguy cơ bùng phát, lây lan rất cao.
Để khẩn trương kiểm soát tốt các ổ dịch đang xảy ra, chủ động phòng chống bệnh tái phát, lây lan diện rộng, Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương trên cả nước triển khai ngay việc giám sát để phát hiện sớm, xử lý dứt điểm ngay các ổ dịch.
Cử ngay các tổ công tác kỹ thuật trực tiếp đến các địa phương có dịch mà chưa qua 30 ngày để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dây dưa kéo dài. Kiểm soát chặt việc vận chuyển lợn nuôi và lợn thịt đến các địa điểm cơ sở giết mổ để chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng; các biện pháp phòng dịch như vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, chăn nuôi an toàn sinh học theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ NN-PTNT, nhằm hạn chế tới mức tối đa nguy cơ dịch tả lợn tái phát; tổng kết, phổ biến, nhân rộng các mô hình và hướng dẫn chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện bệnh DTLCP. Xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan.
Bên cạnh đó, các địa phương thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch; cử các tổ công tác kỹ thuật trực tiếp đến các địa phương có bệnh DLTCP nhưng chưa qua 30 ngày để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dây dưa kéo dài.
Chủ đề liên quan:
biệt thự biệt thự biển cách điều trị châu phi đa nang địa phương dịch tả dịch tả lợn dịch tả lợn châu phi điều trị du lịch khác biệt mâm cơm nàng dâu nguy cơ nguyên nhâ nguyên nhân ông chồn Phép màu tả lợn