Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Nguy cơ nhiễm HIV sau phơi nhiễm thế nào?

Đọc báo tôi thấy chiều 22/7, một thượng úy ở đội cảnh sát giao thông Phú Lâm (TPHCM) vừa được điều trị dự phòng do bắt cướp và bị dính máu nhiễm HIV.
Trước đó vì phòng hộ không đầy đủ nên 18 cán bộ, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm HIV sau ca mổ cấp cứu thai phụ nhiễm HIV bị băng huyết ngày 4/7 tại BV Phụ sản Hà Nội.
Chưa kể báo chí thi thoảng đăng tin nạn xin đểu, thủ phạm thường dọa nạn nhân bằng kim tiêm dính máu có HIV. Vậy có phải cứ tiếp xúc với máu người nhiễm HIV thì sẽ có nguy cơ nhiễm HIV?

Chào bạn,

HIV không lây qua các giao tiếp xã hội thông thường. HIV lây nhiễm qua đường máu, quan hệ T*nh d*c không an toàn, mẹ lây nhiễm cho con. Lây truyền HIV chỉ xảy ra khi HIV xâm nhập cơ thể người qua cửa ngõ là các tổn thương ở da, niêm mạc. Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc với HIV cũng bị lây.

Khả năng lây truyền HIV phụ thuộc số lượng HIV đi vào cơ thể người: vết thương ngõ vào càng lớn, tiếp xúc với dịch cơ thể có nhiều HIV thì khả năng lây nhiễm càng cao; vết thương nhỏ, lượng siêu vi vào người ít thì khả năng lây nhiễm thấp (bị kim có dính máu của người nhiễm HIV đâm phải thì khả năng lây 0,3%), có HIV nhưng không có ngõ vào (máu người nhiễm HIV dính vào da lành) thì không bị lây nhiễm HIV.

Phơi nhiễm với HIV là nguy cơ bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV. Người bị phơi nhiễm với HIV, nếu thực hiện đúng các xử lý ban đầu và được uống Thu*c dự phòng sớm thì khả năng tránh được lây nhiễm HIV rất cao.

Từ năm 1999, BV Bệnh nhiệt đới TPHCM đã tiếp nhận, tư vấn và điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV cho TPHCM và các tỉnh phía Nam. Đến nay vẫn chưa có ca phơi nhiễm HIV nào được dự phòng tại bệnh viện mà bị nhiễm HIV.

Người bị phơi nhiễm với HIV phải được xử lý càng sớm càng tốt, không nên để quá 72 giờ. Trước tiên khi mới xảy ra T*i n*n, nạn nhân đừng quá hoảng hốt mà cần bình tĩnh xử lý vết thương tại chỗ đúng cách.

Nếu bị rách da (kim đâm, bị cắn, bị cào xé…) thì xối rửa vết thương trong dòng nước sạch. Lưu ý phải để máu chảy tự nhiên, không bóp nặn vì có thể làm giập nát mô khiến nguy cơ lây nhiễm tăng lên.

Nếu là vết kim đâm nhỏ, máu không tự chảy thì chỉ nên vuốt nhẹ quanh vết thương. Sau đó dùng những loại Thu*c sát trùng thông thường lau vết thương và ép nhẹ vào khoảng năm phút.

Việc rửa và sát trùng vết thương nhằm làm giảm số lượng HIV (nếu có) xâm nhập cơ thể, qua đó giảm khả năng lây nhiễm HIV. Khi bị phơi nhiễm qua mắt, mũi, miệng thì rửa, súc với nước muối S*nh l*, nước cất.

Kế tiếp, nạn nhân nhanh chóng đến cơ quan y tế chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm và dùng Thu*c dự phòng nếu bác sĩ xác định có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Theo TS.BS Lê Mạnh Hùng - Tuổi trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguy-co-nhiem-hiv-sau-phoi-nhiem-the-nao-n209593.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY