Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguy cơ tiềm ẩn trong việc sử dụng nước rửa tay khô quá nhiều

(MangYTe) - Da bị dị ứng nổi mẩn ngứa, đỏ da, thậm chí da tay bong tróc dẫn tới bệnh chàm, viêm da tiếp xúc... là những triệu chứng có thể xảy ra nếu lạm dụng nước rửa tay khô.

Theo các bác sĩ bệnh viện Da liễu Trung ương, nước rửa tay khô hay còn gọi là dung dịch sát khuẩn tay nhanh là loại dung dịch rửa tay dạng xịt hoặc dạng gel, sau khi sử dụng không cần rửa lại với nước. Thành phần của nước rửa tay khô gồm có các thành phần: cồn, nước tinh khiết, chất hút ẩm, hương liệu tạo mùi và chất diệt khuẩn.

Tuy nhiên, để diệt những loại vi khuẩn gây bệnh mà không cần dùng xà phòng, nước rửa tay khô phải chứa hàm lượng cồn kháng khuẩn lớn. Cồn giúp tiêu diệt vi khuẩn nhưng đồng thời cũng làm hại da tay, lấy đi lớp dầu trên da và nếu dùng nhiều sẽ làm giảm khả năng tự bảo vệ của da, khiến da khô rát, bong tróc.

Với trẻ em, làn da thường mỏng hơn nhiều so với người lớn. Do đó, lượng cồn nhiều trong nước rửa tay khô có thể khiến da trẻ bị kích ứng, ngứa rát, dị ứng, thậm chí có thể làm suy giảm miễn dịch

Một số sản phẩm nước rửa tay khô có chứa thành phần tạo mùi hóa học có khả năng gây phản ứng dị ứng, viêm da.

Việc dùng quá nhiều nước rửa tay khô thì những người có làn da dị ứng rất dễ bị nổi mẩn ngứa, đỏ da. Thậm chí, trong trường hợp xấu còn gặp phải hiện tượng da tay bong tróc, thô ráp, dẫn tới bệnh chàm, viêm da tiếp xúc.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo: Chỉ nên sử dụng nước rửa tay khô là biện pháp tạm thời khi không có xà phòng và chỉ dùng một lượng nhỏ vừa đủ. Không nên lạm dụng thường xuyên. Việc rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy vẫn là phương pháp rửa tay tốt nhất.

Ngoài ra, thường xuyên bôi thêm kem dưỡng da để giữ ẩm cho da tay, đặc biệt khi dịch Covid-19 đang lan tràn và mọi người thường phải rửa tay quá nhiều.

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/nguy-co-tiem-an-trong-viec-su-dung-nuoc-rua-tay-kho-qua-nhieu-168513.html)

Tin cùng nội dung

  • Cuộc sống tất bật với bộn bề lo toan từ trong công việc đến chuyện gia đình khiến chúng ta không khỏi rơi vào trạng thái căng thẳng.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY