Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Nguy cơ viêm nhiễm da vì áo ngực silicone

(SKGĐ) Đáp ứng nhu cầu làm đẹp vòng một, áo ngực giả silicone đang là sản phẩm “gây sốt” được nhiều chị em săn lùng dù giá khá “chát”. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều có xuất xứ từ Trung Quốc và ẩn chứa nhiều nguy cơ mắc bệnh về da…

Sản phẩm gây “sốt”

Nhu cầu làm đẹp cho “đôi gò bồng đảo” của chị em phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở. Đặc biệt, đối với những phụ nữ có ngực lép hay buộc phải cắt bỏ vì ung thư thì nhu cầu này càng trở nên bức thiết.

Những năm gần đây, xuất hiện loại áo ngực giả silicone trên thị trường đã đánh trúng tâm lý đó nên được chị em săn đón nhiệt tình.

Áo ngực giả silicone có cấu tạo y như bộ ngực của phụ nữ: có bầu ngực và đầu ngực, màu da, chất liệu silicone có thể co dãn, đàn hồi. Mỗi chiếc ngực giả silicone được rao bán với giá từ 700.000 đồng - 3 triệu đồng, có nhiều kích thước và trong lượng phù hợp với vóc dáng cơ thể: 1kg - 1,2kg - 1,4kg - 1,6kg - 1,8kg... Loại áo ngực này cũng có các dạng đeo dây quai trong hoặc dán trực tiếp vào ngực tiện lợi khi sử dụng.

Hiện nay, áo ngực giả silicone chủ yếu được rao bán trên mạng xã hội và hầu hết đều xuất xứ từ Trung Quốc. Theo chia sẻ của nhiều chị em, sản phẩm này khá dễ mặc, nhìn y như “hàng” thật. Tuy nhiên, phần silicone dán dính vào da gây khó chịu, nhất là khi thời tiết nóng bức. Áo ngực giả silicone cũng dễ bị dịch chuyển nếu người dùng sử dụng sai kích cỡ. Không chỉ có thế, nhiều chuyên gia y tế còn khuyến cáo việc lạm dụng sản phẩm này có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm da nghiêm trọng.

Nguy cơ tiềm ẩn từ áo ngực độn silicone

Theo các chuyên gia y tế thì việc lạm dụng các loại miếng dán ngực silicone với bất kỳ lý do gì đều gây tác hại với cơ thể.

Áo ngực giả silicone thường dai, kín nên không có tác dụng thấm hút. Mồ hôi tiết ra từ cơ thể sẽ đọng lại trong miếng dán, không thoát ra được và nó sẽ tạo ra vùng ẩm ướt. Kết hợp với bụi bẩn từ môi trường, tế bào chết của cơ thể bám dính vào lớp keo hoặc hợp chất dính trên miếng dán trở thành nơi trú ngụ vô cùng lý tưởng cho các loại vi khuẩn.

Những người có cơ địa bình thường cũng khó tránh khỏi tình trạng bức bách, ướt dính trên da. Trong thời gian ngắn không sao nhưng về lâu dài thì xung quanh vùng da được dán liên tục sẽ mẩn đỏ và bị ngứa. Đây gọi là hiện tượng viêm da tiếp xúc.

Còn với những người có cơ địa nhạy cảm, có tiền sử bị dị ứng, đặc biệt dị ứng với các chất hóa học thì sử dụng miếng dán có thể gây mẩn, ngứa, nổi mụn và viêm nhiễm nặng hơn nhiều. Nếu vẫn sử dụng trong thời gian dài, toàn bộ vùng da bị tiếp xúc với miếng dán sẽ bị ngứa, viêm đỏ, rỉ nước, thậm chí phù nề, nếu thương tổn chỉ mới ở vùng thượng bì thì sẽ khỏi khi được điều trị và ngừng sử dụng miếng dán.

Tuy nhiên, nếu thương tổn đã ăn sâu vào hạ bì sẽ dẫn tới tình trạng mụn dày, chảy nước, viêm nặng, nhiễm khuẩn chảy mủ, sau đó sẽ bong và lột da, việc chữa trị sẽ khó khăn và mất thời gian hơn nhiều.

Mặt khác, nếu sử dụng trong thời gian dài, áo ngực giả silicone này sẽ khiến núi đôi bị co kéo trở nên lệch lạc hoặc chảy sệ. Đối với các em đang trong độ tuổi dậy thì thì sự tác động lên vòng ngực càng dễ xảy ra hơn.

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, các loại miếng dán ngực, đầu ngực kém chất lượng sử dụng chất giả silicone và các chất phụ gia không được kiểm định, không rõ nguồn gốc, thành phần nên khi sử dụng sẽ ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Diệu Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/nguy-co-viem-nhiem-da-vi-ao-nguc-silicone-19682/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY