Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nguy kịch do đốt nương dưới nắng

Người phụ nữ, 49 tuổi, ở Quảng Ninh, đốt nương trong tiết trời nắng nóng dẫn đến sốc nhiệt, phải nhập viện cấp cứu.

Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, 5 ngày trước trong tình trạng rối loạn ý thức, rối loạn đông máu, tụt huyết áp, tổn thương gan, thận, tim...

Trước đó bà cùng người nhà đốt nương. Sức nóng của lửa và nhiệt độ ngoài trời tăng cao khiến bà bị say nắng, sốc nhiệt, nhanh chóng rơi vào hôn mê.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiệt, nghi ngờ hôn mê do hít khói, ngộ độc khí CO. Bệnh nhân bị tổn thương đa tạng, bỏng vùng mắt, tổn thương gan nặng, suy gan, tiêu cơ vân, rối loạn đông máu.

Được điều trị tích cực, bệnh nhân qua tình trạng nguy kịch. Các chức năng tim, thận trở về bình thường, rối loại đông máu ổn định, chức năng gan gần về bình thường. Đến hôm nay bệnh nhân tỉnh táo, tự sinh hoạt, đang tiếp tục được theo dõi.

Làm việc, đi lại ở ngoài trời trong thời tiết nắng nóng, đặc biệt là thời điểm trưa và đầu giờ chiều dễ gây ra tình trạng say nắng, sốc nhiệt. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa thân nhiệt, làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, dễ rơi vào trạng thái chóng mặt, lơ mơ, rối loạn ý thức. Thân nhiệt tăng cao cũng ảnh hưởng lớn đến chức năng tim phổi, hệ thần kinh...

Theo các bác sĩ, bệnh nhân sốc nhiệt thường trong tình trạng nặng, tổn thương đa tạng, tỷ lệ Tu vong cao kể cả khi hồi sức tốt. 

Khoảng thời gian này năm ngoái, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện 108 đã tiếp nhận ba bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng nóng. Hai trường hợp sau đó Tu vong, một người nguy kịch.

Với những người bị sốc nhiệt do nắng nóng, sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng. Ưu tiên hàng đầu là sơ cứu hạ thân nhiệt, nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới khu vực râm mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp chườm mát vào vùng cổ, nách, bẹn. Thậm chí, có thể dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người...

Nếu bệnh nhân có biểu hiện cấp cứu thì tiến hành hô hấp theo tình trạng tại chỗ, sau đó chuyển đến cơ sở y tế để được các bác sĩ hồi sức tích cực.

Các bác sĩ khuyến cáo, thời tiết mùa hè, nắng nóng, cần hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết, đặc biệt là trưa và đầu giờ chiều. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, làm việc ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang... chống nóng. Đặc biệt là uống nhiều nước.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguy-kich-do-dot-nuong-duoi-nang-4103135.html)

Chủ đề liên quan:

mùa nóng nắng nóng sốc nhiệt

Tin cùng nội dung

  • Từ ngày 18/4, nắng nóng có khả năng mở rộng ra toàn bộ các tỉnh phía tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
  • (Mangyte) - TPHCM liên tiếp phát hiện 3 ca nhiễm não mô cầu. Bệnh này lây qua đường hô hấp với tốc độ nhanh, nguy cơ Tu vong cao.
  • Dự báo đợt nắng nóng ở miền Bắc sẽ chỉ kéo dài đến hết hôm nay (6/4) khi có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên từ ngày mai (7/4), ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông.
  • Nhiệt độ tiếp tục tăng ở khu vực miền Bắc và Trung TrungBộ. Nền nhiệt cao nhất phổ biến khoảng 35 – 38 độ, một số nơi trên 39 độ.
  • Mùa hè là thời điểm dễ có nguy cơ bị viêm dạ dày và mắc chứng khó tiêu, do đó bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Thế giới sinh vật, động vật và con người hoạt động và phát triển đều chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết rõ rệt. Ở người, ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết khác nhau giữa người trẻ và người cao tuổi (NCT) do đặc điểm sinh học của lứa tuổi này.
  • Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp (THA) nhưng người cao tuổi (NCT) có tỷ lệ mắc cao hơn. Theo thống kê, gần ¾ là người ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị THA.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Em bị ngứa ở mặt, một đốm ngứa ở bả vai và ngứa từ vùng bụng xuống đến đầu gối. Ngứa nhất là khi trời mưa, trời lạnh và nắng nóng...
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY