Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Nguyên nhân gây Suy nhược thần kinh

Là hậu quả một quá trình căng thẳng, là trạng thái rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do mất thăng bằng tạm thời trung tâm hoạt động cao cấp bởi các tác nhân tinh thần gây ra. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên.

1. Nguyên nhân:

- Sang chấn tâm lý: Thường trường diễn và nhiều sang chấn tích lại, tác động theo kiểu ngấm dần làm cho người nhận sang chấn một lo âu áy náy và căng thẳng nội tâm, trạng thái này hoặc không giải quyết được, hoặc không tìm cách nào giải quyết được làm cho bệnh nhân luôn ở trạng thái tự kiểm chế, luôn luôn bị ức chế. Trạng thái này lúc đầu còn bù trừ nhưng về sau nhân một điều kiện không thuận lợi bệnh lại phát sinh.

- Nhân cách: Thường gặp ở những người có nhân cách yếu hoặc mạnh không thăng bằng, những người này có nét tính cách lặn vào trong: Bệnh nhân ít xã giao, ưa trật tự, luôn thận trọng, tự kiểm tra mình, hay lo xa để bụng, bi quan, nghi kỵ…

- Môi trường và cơ thể: Bệnh khởi phát trong môi trường công tác căng thẳng hay cuộc sống khó khăn. Cơ thể xuất hiện trạng thái suy kiệt cấp, mãn, chấn thương mất máu, suy dinh dưỡng.

2. Triệu chứng:

a. Hội chứng suy nhược thần kinh:

 - Trạng thái kích thích suy nhược: Bệnh nhân khó kìm chế, dễ nổi cáu, rất nhạy cảm với kích thích môi trường thông thường, khó nhớ, khó tập trung.

 - Nhức đầu: Đau mang tính chất căng thẳng hơn dữ dội, đau lan tỏa hơn khu trú, đau tăng khi cảm xúc.

 - Rối loạn giấc ngủ: Thường ít ngủ, càng mất ngủ càng kích thích suy nhược, giấc ngủ nông, không sâu và mơ nhiều ác mộng.

b. Các rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng:

- Bệnh nhân luôn trong trạng thái bị ức chế.

- Chóng mặt, hoa mắt, tê bì, kiến bò.

 - Vã mồ hôi, rét run, nóng hay lạnh.

- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, táo bón, chướng bụng.

- Hồi hộp, đau vùng ngực, tim đập nhanh.

 - Rối loạn tiết niệu Sinh d*c: Bất lực Sinh d*c, nữ có thể rối loạn kinh nguyệt, đái nhiều.

c. Rối loạn tâm thần:

- Khí sắc trầm, dễ cảm động, dễ mủi lòng nhất là những đề tài liên quan đến sang chấn.

- Lo âu: Bệnh nhân luôn lo lắng bệnh tật, càng lo bệnh càng nặng, càng nặng thì lại càng lo.

- Chú ý kém vì vậy khó nhớ, khó suy tưởng.

3. Điều trị:

- Điều trị triệu chứng: Dùng Thu*c giảm đau, giảm trầm cảm, tăng tuần hoà

+ Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não: piracetam, ginkgo biloba...

+ Thu*c an thần, trấn tĩnh: nên dùng các Thu*c có tác dụng an thần nhẹ, trấn tĩnh. Tuy nhiên nhóm Thu*c này thường gây quen Thu*c nên sử dụng cần thận trọng.

+ Thu*c giảm đau: hay dùng là các dẫn chất của paracetamol: các Thu*c này có đặc điểm là tác dụng nhanh nhưng bất lợi là độc với gan nếu dùng liều cao và thường xuyên. Khi sử dụng nên dùng xa bữa ăn, uống với nhiều nước.

+ Các Thu*c y học cổ truyền: tâm sen, lá vông, lạc tiên, củ bình vôi (rotunda),...

 + Có thể dùng biện pháp giảm đau bằng châm cứu, xoa bóp, chạy điện.

-Điều trị bệnh nguyên, bệnh sinh:

+ Loại trừ sang chấn tâm lý.

+ Tạo ra một trạng thái tâm lý ổn định, thoải mái, thăng bằng, không ức chế như thư giãn luyện tập, Thu*c giảm lo âu.

+ Bồi dưỡng nhân cách người bệnh bằng các liệu pháp tâm lý, liệu pháp rèn luyện tác phong, liệu pháp gia đình…

- Điều trị toàn thân: Nâng cao thể trạng, dùng Thu*c bổ, vitamin, nghỉ ngơi hợp lý.

4. Phòng bệnh:

- Loại trừ tác động sang chấn tâm lý, tạo môi trường tâm lý thuận lợi

- Giáo dục từ nhỏ để hình thành nhân cách mạnh: Kết hợp nhà trường, gia đình, toàn xã hội.

- Tạo ra những cơ thể thực sự khỏe mạnh, môi trường sống thuận hòa.

5. Địa chỉ khám chữa bệnh:

* Bệnh Viện Tâm Thần Tp.Hcm

Địa chỉ: 192 Hàm Tử, Phường 1 - Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 39.234.675

* Bệnh Viện Tâm thần Hà Nội:

Địa chỉ: 467 Nguyễn Văn Linh Phường Sài Đồng Quận Long Biên Hà Nội

Điện thoại: 04.38751280 (Phòng Giám Đốc)/ (04).38276534 (04).38750268

Nguồn: tổng hợp

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c206b1976801b2fbf3cfd92)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể thường do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, sau khi ốm dậy, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ cho con bú,…
  • Mangyte -Suy nhược cơ thể do tỳ phế đều hư hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính ở phổi và ở đường tiêu hóa.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền thịt thỏ còn có tên thỏ nhục, vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê,
  • Cá cháy (họ cá trích) có nhiều ở vùng biển và cửa sông nước ta. Cá cháy ngon và rẻ, rất hợp túi tiền của các bà nội trợ.
  • Suy nhược cơ thể thường gặp ở người bị căng thẳng thần kinh kéo dài, người mới ốm dậy, mắc bệnh mạn tính, phụ nữ sau sinh...
  • Suy nhược cơ thể do phế khí hư hay gặp ở những người suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang…
  • Thục địa dùng cho các trường hợp âm hư huyết hư với các chứng trạng đau lưng mỏi gối, suy nhược cơ thể, ù tai điếc tai, đau đầu hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY