Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguyên tắc vàng khi ăn uống để giảm muối

(MangYTe) - Việc sử dụng quá nhiều muối đang là thói quen của nhiều gia đình Việt, là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

BSTrần Quốc Bảo, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Mặc dù muối là chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn thừa muối lại là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và nhiều rối loạn cho sức khỏe khác.

Tại việt nam, ăn nhiều muối là nguyên nhân khiến gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và Tu vong do các bệnh tim mạch. số liệu cho thấy hiện nay ở nước ta cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp; cứ trong 3 trường hợp Tu vong thì có một trường hợp là do các bệnh tim mạch. riêng trong năm 2016 ước tính toàn quốc có tới gần 82.000 trường hợp Tu vong do tai biến mạch máu não và gần 68.000 trường hợp Tu vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, chiếm tới 27% tổng số ca Tu vong toàn quốc.

Mặc dù WHO đã khuyến cáo mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gam muối/ngày để phòng, chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, đa số người dân Việt Nam vẫn ăn thừa muối. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ tới 9,4 gam muối trong một ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến nghị của WHO. Lượng muối dung nạp vào cơ thể người Việt có đến 70% là cho vào khi chế biến, khi ăn; 20% có trong thực phẩm chế biến sẵn; 10% có trong thực phẩm tự nhiên.

Để giảm bớt nửa lượng muối ăn hàng ngày, ts.bs đỗ thị phương hoa, viện dinh dưỡng quốc gia cho rằng, mọi người cần thay đổi thói quen nấu nướng, ăn uống, nguyên tắc là: cho bớt muối khi nấu ăn-chấm nhẹ tay khi ăn và giảm đồ mặn khi lựa chọn thực phẩm.

Khi chế biến đồ ăn bạn nên hạn chế cho muối và gia vị chứa nhiều muối và thực phẩm khi sơ chế, tẩm ướp và nấu. Giảm từ từ cho đến khi giảm một nửa lượng muối và gia vị chứa nhiều muối mà bạn đang cho vào khi chế biến món ăn.

Nếm thức ăn trước khi bạn muốn cho thêm muối và gia vị nhiều muối. không cho muối hoặc gia vị chứa nhiều muối vào nước luộc rau. đồng thời, hãy sử dụng các gia vị khác (tiêu, ớt, tỏi…) để ăn ngon hơn mà không cần dùng nhiều muối. hãy tự nấu ăn ở nhà để có thể kiểm soát được lượng muối cho vào món ăn. khi ăn uống, nên pha loãng nước mắm để chấm và không chấm các món ăn đã mặn (món kho/rim/rang, dưa/cà/thịt/cá muối...) vào muối hay nước chấm; không ăn trái cây chấm với muối và gia vị nhiều muối. không nên rưới nước mắm, nước kho cá/thịt, nước sốt vào cơm.

Việc hạn chế muối cũng có thể thực hiện bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, tăng ăn thực phẩm tươi, tăng cường ăn các món luộc thay cho các món kho, rim hay rang.

Hà Dũng

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/nguyen-tac-vang-khi-an-uong-de-giam-muoi-181960.html)

Tin cùng nội dung

  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY