Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Nhà báo Đỗ Bình - Ban Biên tập tin trong nước TTXVN: “Tôi luôn hướng ngòi bút đến người dân miền núi”

Báo Người Lao Động vinh dự có 8 tác phẩm đoạt giải Báo chí TP HCM – năm 2020

Chính vì thế đầu năm 2019, anh đã thực hiện phóng sự dài kỳ “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Ước vọng xanh trên miền đá lạnh”. Tác phẩm được Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019 đánh giá cao.

Những ngày theo bước chân nạn nhân bom mìn

Nhà báo đỗ bình bắt đầu câu chuyện với tôi từ những kỷ niệm thời anh làm báo ở địa đầu tổ quốc. ba năm là thời gian không dài nhưng cũng đủ để một phóng viên xông xáo, ham mê khám phá như anh hiểu về đời sống, nét văn hóa truyền thống người dân nơi đây.

“thời điểm khi về công tác tại hà nội đúng dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, phòng, ban đang triển khai nhiều tuyến thông tin về đề tài này. lãnh đạo cơ quan đã gợi ý đề tài về đời sống những người dân ở huyện vị xuyên (hà giang) còn hết sức khó khăn, ngày ngày họ phải sống chung với bom mìn nhưng không còn cách nào khác, họ vẫn bám trụ vùng đất này, nơi quê hương, cội nguồn của họ”, nhà báo đỗ bình nhớ lại.

Thế nhưng đó là trên lý thuyết còn trên thực tế đỗ bình đã gặp rất nhiều khó khăn. thời điểm tác nghiệp tại đây để đi được vào khu vực nhà của nạn nhân bị ảnh hưởng do chiến tranh bom mìn, anh phải nhờ đến người dân và các cấp chính quyền địa phương giúp đỡ, bởi khu vực bị ảnh hưởng nằm rất sâu trong làng. từ trung tâm xã đi vào nhà người dân là một quãng đường dài, hiểm trở, có những chỗ phải đi bộ mới vào được.

Điều khó khăn hơn hết là việc tiếp xúc với người dân là nạn nhân của bom mìn, do họ vốn sống khép kín, ít tiếp xúc với bên ngoài nên việc giao tiếp có phần hạn chế. khi tiếp xúc được với họ, khó khăn đầu tiên là anh phải giới thiệu sao cho họ hiểu công việc mà anh đang làm, bởi chỉ có hiểu thì họ mới cung cấp thông tin cho nhà báo. và rồi, dần cũng thành quen, người dân cũng hiểu được sự đồng cảm, lúc đấy họ mới đồng ý chia sẻ về khó khăn, vất cả trong cuộc sống mà họ đang từng ngày, từng giờ phải đối mặt, trải qua và mong muốn của bản thân họ.

Khi tiếp cận được nạn nhân, anh bắt đầu liên hệ đến lãnh đạo chính quyền địa phương để khai thác thông tin về cuộc sống của người dân nơi đây. cũng nhờ cán bộ, lãnh đạo khu vực mà anh có thêm tư liệu, danh sách hộ gia đình và số liệu nạn nhân bị ảnh hưởng bom mìn chiến tranh.

“tôi tìm gặp những nạn nhân bị ảnh hưởng bom mìn, vật liệu nổ tôi, nghe họ chia sẻ để hiểu được những khó khăn mà họ đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày...”, nhà báo đỗ bình nói.

Động lực để yêu nghề và tiếp tục phấn đấu

Anh bảo, cá nhân rất thích câu nói của một nhà báo lão thành “đi càng khó viết càng dễ”. trong làm nghề nói chung và nghề làm báo nói riêng, nếu như không đi, không trực tiếp cọ sát thực tế, đặc biệt là những người dân bị ảnh hưởng bom mìn hậu quả do chiến tranh để lại thì không thể khai thác được những thông tin độc quyền, đem lại cảm xúc cho độc giả. vì thế, không chỉ riêng đề tài này, mà ở các đề tài khác, anh vẫn luôn cố gắng để tìm kiếm và cập nhật những thông tin đắt giá nhất đem đến cho độc giả. trong cuộc trò chuyện anh nhấn mạnh mình luôn tìm các đề tài liên quan đến cuộc sống người dân miền núi, nhằm thấu hiểu hơn về cuộc sống của họ.

Và cho đến thời điểm hiện tại, hơn một năm khi tác phẩm “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Uớc vọng xanh trên miền đá lạnh” được đăng tải trên báo chí, đã chiếm được nhiều tình cảm của bạn đọc. Qua đó mới thấy thành công không hề khó, chỉ cần sự đam mê, yêu nghề và chịu dấn thân, người phóng viên sẽ gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.

Tiếp xúc với Đỗ Bình, tôi cảm thấy anh là người rất yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Với tác phẩm “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Ước vọng xanh trên miền đá lạnh” anh đã dành nhiều thời gian lặn lội, khám phá nơi bom đạn vẫn còn sót lại sau chiến tranh. Ngoài ra anh chia sẻ: “Nếu không có sự gợi ý của lãnh đạo chắc anh không thể có được tác phẩm ưng ý để dự thi Giải Báo chí Quốc gia năm nay”.

Chia sẻ về cảm xúc khi tác phẩm của mình được nhận giải thưởng và đang chờ đến ngày được xướng tên tại giải báo chí danh giá nhất đất nước, nhà báo đỗ bình cho hay anh thực sự bất ngờ và hạnh phúc. “đây là động lực rất lớn để tôi càng thêm yêu nghề và tiếp tục phấn đấu...”, đỗ bình tâm sự và cho biết, bản thân anh luôn tự hào vì đã từng là phóng viên thường trú của ttxvn tại hà giang, nên mới có cơ hội đồng cảm, thấu hiểu hơn cuộc sống người dân miền núi nơi biên cương cực bắc của tổ quốc.

Nói về ý nghĩa khi lựa chọn đề tài, anh mong muốn đảng và nhà nước sẽ quan tâm giúp đỡ những người dân đang sống chung với bom mìn, để họ vơi đi nỗi lo lắng, nơm nớp từng ngày và thay vào đó là cuộc sống đầy đủ, an toàn và bình yên ngay trên chính nơi “chôn rau cắt rốn” của mình...

Trung Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/nha-bao-do-binh--ban-bien-tap-tin-trong-nuoc-ttxvn-toi-luon-huong-ngoi-but-den-nguoi-dan-mien-nui-post83160.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY