Bác sĩ Freud được đánh giá cùng Einstein và Marx là ba bộ óc siêu việt đã làm đảo lộn tri thức và cuộc sống của con người thế kỷ XX. Một cuốn từ điển Mỹ có uy tín đã viết: “Trong thế kỷ XX, chỉ có một nhân vật có ảnh hưởng lớn đến tư duy và hành động của con người như Freud, đó là Einstein”. Ảnh hưởng của Freud sâu đậm trong y học, nghệ thuật, triết học, văn học, khoa học xã hội, đạo đức học, phong tục tập quán.
Freud (1856-1939) là bác sĩ chuyên môn thần kinh và tâm thần người Áo, lập ra môn phân tâm học. Là người gốc Do Thái, vì hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, cuối đời ông phải bỏ nước (1938) sống lưu vong ở Anh cho đến khi Ch?t.
Thuyết Freud đề cập cái sống và cái Ch?t. Giai đoạn đầu tập trung vào cái sống khi phân tích cái Tôi. Phần Tôi vô thức được đánh dấu bởi các xung năng (pulsion). Xung năng là một động lực có tính bản năng, thôi thúc con người tìm thỏa mãn trong những nhu cầu S*nh l* cơ bản là ăn uống, Sinh d*c... Thỏa mãn những nhu cầu ấy sinh ra khoái cảm (plaisir), cho nên gây ra ham muốn, tức là dục vọng. Ngoài hai xung năng cơ bản trên (ăn uống, Sinh d*c), còn có xung năng hung tính (công kích kẻ khác để tự bảo vệ, như thú vật). Những khoái cảm của xác thịt nói chung gọi là libido. Nếu bị dồn nén, libido có thể gây nhiễu hoặc bệnh tâm thần, hoặc chuyển hóa thành hoạt động văn nghệ xã hội (theo Nguyễn Khắc Viện).
Từ năm 1920, phân tâm học của Freud bước sang giai đoạn hai, tập trung vào xung năng Ch?t (pulsion de mort), tức là thực chất của xung năng hung tính: ngược với nguyên tắc tìm khoái cảm để sinh tồn, xung năng này chạy theo sự hủy diệt (người khác và bản thân), có thể tìm khoái cảm trong phá phách và Ch?t chóc.
Theo tờ báo ảnh của Pháp Le Monde (3/10/2009), Freud đã có dịp thể nghiệm cái Ch?t của mình về mặt xã hội và bản thân.
Về mặt xã hội, ông chứng kiến sự mở màn Thế chiến II. Ngày 1/9/1939, Đức Quốc xã tấn công Ba Lan, sau đó thì Pháp và Anh nhập cuộc. Ông theo dõi tình hình cuộc chiến hàng ngày qua đài. Những phân tích của ông về xung năng Ch?t, sự hủy hoại, say mê Gi*t người đều thành hiện thực.
Trong vô thức con người, ai cũng có ít nhiều mầm mống hủy hoại Ch?t chóc của xung năng Ch?t, cần kìm hãm và chống lại bằng văn hóa, văn minh, nghệ thuật lời nói... Tính chất dã man của Đức Quốc xã thể hiện nguyên chất xung năng Ch?t.
Về mặt cá nhân, Freud cũng thể nghiệm xung năng Ch?t khi phải chống chọi 16 năm với căn bệnh ung thư hàm từ năm 1923. Trong suốt 16 năm cuối đời, cái Ch?t gắn liền hàng giờ, hàng phút với thể xác và tinh thần ông, cuộc sống có nghĩa là tập hợp lực lượng thể xác và tinh thần để kháng cái Ch?t. Mỗi năm hai lần mổ hàm, tổng cộng 32 lần. Freud phải đeo hàm giả mà ông gọi là cái “quái vật”. Mặc dù chạy tia X, khối u vẫn ngày một tăng. Năm 1939, ông bảo: “Tao với mày chung sống đã 16 năm. Để xem ai mạnh hơn ai!”. Dường như bệnh càng tăng thì lý trí của ông càng cao, ông muốn chứng minh lý thuyết của ông là tâm lý có cuộc sống riêng của nó. Nhà văn Áo Zweig đã ca ngợi lòng dũng cảm của Freud chống ung thư: “Ông nói năng rất khó, nhưng không bao giờ chịu bỏ rơi người đối thoại. Với tâm hồn thép của ông, ông có tham vọng đặc biệt là muốn chứng tỏ với bạn bè rằng nghị lực của mình coi thường những hành hạ tầm thường của thể xác. Quả là một cuộc chiến đấu kinh khủng. Mỗi lần gặp ông, thấy bóng thần Ch?t càng rõ ràng hơn trên bộ mặt ông”.
Ngày 21/9/1939, Freud cầm tay bác sĩ Schur, người chữa cho mình từ lâu và tâm sự: “Anh đã từng hứa không bỏ rơi tôi khi giờ Ch?t sẽ điểm. Bây giờ thì chỉ còn sự tra tấn đối với tôi nên điều đó không còn ý nghĩa gì”. Ông nói thêm: “Anh thử bàn với con gái Anna của tôi, xem con tôi có cho như thế là đúng không, nếu đúng thì hãy chấm dứt!”.
Anna muốn kéo thêm cuộc sống của bố, nhưng Schur phân tích, nhấn mạnh về cái đau đớn ác nghiệt Freud phải chịu đựng, Anna đồng ý. Schur tiêm 3cc morphine cho Freud , và sau hai ngày hôn mê, Freud ra đi.
Ông không biết được là ba năm sau, bốn chị em gái của ông bị giết trong trại tập trung của Đức Quốc xã. Số phận đã tránh cho ông khỏi phải chịu cơn đau đớn tinh thần kinh khủng nữa. Đó! Cuộc đời của một vĩ nhân!